Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch
Ngày cập nhật 18/04/2017

Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và qua phản ánh của một số Phòng Tư pháp về việc thực hiện Luật Hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc đăng ký lại khai sinh còn nhiều vướng mắc, ngày 16/3/2017, Sở Tư pháp đã có Công văn số 307/STP-HCTP xin ý kiến hướng dẫn Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp, trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 302/HTQTCT-HT ngày 03/4/2017 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp,  ngày 14/4/2017, Sở Tư pháp tỉnh có Công văn số 450/STP về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch

Theo đó, Sở Tư pháp đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo Phòng tư pháp, UBND cấp xã các nội dung sau:

1. Về việc ghi quốc tịch trong Giấy khai sinh
Khi đăng ký lại khai sinh cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định tại mục 4 Chương IV Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, quốc tịch trong Giấy khai sinh được ghi theo quốc tịch trong giấy tùy thân hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch của đương sự, cụ thể:
- Trường hợp đương sự chỉ xuất trình giấy tờ chứng minh có quốc tịch nước ngoài thì trong Giấy khai sinh chỉ ghi quốc tịch nước ngoài;
- Trường hợp đương sự muốn ghi quốc tịch Việt Nam trong Giấy khai sinh thì họ có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch Việt Nam tại thời điểm làm thủ tục (trong trường hợp này, nếu thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định người đó có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm, kiểm tra tình trạng quốc tịch của người đó thông qua việc gửi công văn đề nghị tra cứu về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực);
- Trường hợp đương sự là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài (có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài) thì việc ghi quốc tịch trong Giấy khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch, theo đó, ghi quốc tịch Việt Nam trước, quốc tịch nước ngoài sau (ví dụ: Việt Nam; Hoa Kỳ).
Việc xác định, ghi quốc tịch Việt Nam khi đăng ký lại khai sinh phải trên cơ sở giấy tờ chứng minh hiện tại đương sự có quốc tịch Việt Nam và cần kiểm tra, xác minh chặt chẽ.
Đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho người Việt Nam định cư ở người ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì người yêu cầu phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam.
 
 
2. Về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử 
- Đối với trường hợp địa giới hành chính có sự thay đổi, không còn tồn tại trên thực tế do sát nhập hoặc chia tách thuộc nhiều địa bàn khác nhau nên địa danh UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây không còn, thì thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do UBND cấp xã nơi người yêu cầu đang thường trú thực hiện. Việc xác minh về lưu trữ sổ hộ tịch được thực hiện tại các xã liên quan. Nếu sau thời hạn theo quy định tại khoản 2, Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BTP. 
 Trường hợp người yêu cầu xuất trình được Chứng thư thế vì khai sinh, Phụng trích lục khai sinh, kết hôn, … do Tòa sơ thẩm Huế trước đây cấp (hoặc các cơ quan khác của chế độ cũ cấp không còn tồn tại sau năm 1975), thì thẩm quyền thuộc UBND cấp xã nơi người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đang thường trú thực hiện. 
- Đối với đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và vận dụng khoản 2 Điều 8 Thông tư 15/2015/TT-BTP nếu người đề nghị đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử xuất trình được các giấy tờ chứng minh nơi sinh hoặc nơi thường trú trước khi xuất cảnh thuộc xã nào thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do UBND cấp huyện cấp trên thực hiện (ví dụ: ông Nguyen Minh, quốc tịch Hoa Kỳ có Chứng thư thế vì khai sinh do Tòa Sơ thẩm Huế cấp năm 1971 và giấy xác nhận của Cơ quan công an có thẩm quyền, địa chỉ trước khi ra nước ngoài của ông Minh là ở phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thì thẩm quyền đăng ký lại khai sinh trong trường hợp này do UBND thành phố Huế thực hiện). Trong trường hợp người đề nghị đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử chỉ xuất trình được Chứng thư thế vì khai sinh, Phụng trích lục… mà không có các giấy tờ khác chứng minh nơi sinh, nơi thường trú trước khi xuất cảnh thì thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do UBND cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do UBND cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp giải quyết.
- Việc xác minh về việc lưu giữ Sổ hộ tịch đối với những trường hợp này, trên cơ sở quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BTP cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về việc Sổ hộ tịch không còn.
 
Tập tin đính kèm:
anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.603.811
Truy cập hiện tại 106 khách