Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
Tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và thực hiện Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”.
Ngày cập nhật 16/06/2016

Đó là một trong những mục đích của Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh về dự trữ hàng hóa để bình ổn thị trường và phòng chống lụt bão năm 2016 và các tháng đầu năm 2017

Theo đó, với các nội dung và thời gian thực hiện là:

1. Hàng hóa, số lượng và thời gian thực hiện
a) Hàng hóa, số lượng:
- Hàng hóa: gạo, mì ăn liền, dầu ăn, đường ăn, thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt gà).
- Số lượng dự trữ: 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền, 50.000 lít dầu ăn, 50 tấn đường, 50 tấn thực phẩm tươi sống.
Tùy vào tình hình thực tế của thị trường có thể điều chỉnh số lượng dự trữ cho phù hợp.
b) Thời gian thực hiện bình ổn thị trường: từ  ngày 15/8/2016 đến ngày 31/3/2017, chia làm 2 đợt (chi tiết tại Phụ lục đính kèm) :
- Đợt 1 (Từ ngày 15/8/2016 đến ngày 30/11/2016): dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng chống lụt bão năm 2016 (gồm các mặt hàng: gạo, mì ăn liền) nhằm cứu trợ kịp thời cho nhân dân khi có bão lụt xảy ra. Giao Sở Công Thương tùy theo diễn biến tình hình thời tiết để chọn thời điểm dự trữ sớm hoặc muộn hơn; chủ động nắm tình hình dự trữ các mặt hàng nước uống đóng chai, muối ăn tại các doanh nghiệp trên địa bàn để tham mưu UBND tỉnh điều động cứu trợ khi cần thiết.
 Phương án phòng chống thiên tai đối phó với bão mạnh, siêu bão thực hiện theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo thực hiện trong từng tình huống cụ thể.
- Đợt 2 (Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/3/2017): dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán 2017 (gồm các mặt hàng: dầu ăn, đường, thực phẩm tươi sống) nhằm phục vụ nhu cầu của  nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.
2. Phương thức hỗ trợ
a) Hỗ trợ chi phí dự trữ:
- Hỗ trợ lãi suất vay trên giá vốn do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các  ngân  hàng thương mại trên địa bàn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1099/NHNN-TD ngày 26/02/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Hỗ trợ chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa:
+ Chi phí lưu kho, bảo quản: 50 đồng/kg/tháng
+ Chi phí hao hụt: 0,3% giá trị hàng dự trữ
(Riêng mặt hàng thực phẩm tươi sống không hỗ trợ chi phí lưu kho, hao hụt).
Ước tổng giá trị hỗ trợ: 250-350 triệu đồng.
b) Hỗ trợ chi phí bán hàng bình ổn thị trường:
Các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường đều được hỗ trợ chi phí  vận chuyển, nhân viên bán hàng, truyền thông…, gồm:
- Chi phí vận chuyển: 1.000.000 đổng/lượt (đi và về) đối với 2 huyện miền núi: Nam Đông, A Lưới và 500.000 đồng/lượt (đi và về) đối với thị xã, các huyện còn lại.
- Chi phí giàn dựng gian hàng (áp dụng đối với gian hàng có diện tích tối thiểu 2 gian hàng tiêu chuẩn 18m2, thời gian tổ chức bán hàng từ 02 ngày trở lên/điểm): 2.000.000 đồng/đợt.
- Hỗ trợ chi phí nhân viên bán hàng là 100.000 đồng/người/ngày, cụ thể:
+ 02 người đối với chương trình có thời gian tổ chức bán hàng 01 ngày/điểm.
+ 04 người đối với chương trình có thời gian tổ chức bán hàng từ 02 ngày trở lên/điểm và gian hàng có diện tích tối thiểu 18m2.
- Hỗ trợ chi phí làm băng rôn, biểu bảng:
+ Bán hàng tại địa điểm cố định của doanh nghiệp: 500.000 đồng/01 điểm.
+ Bán hàng lưu động tại các địa phương: 1.000.000 đồng/01 doanh nghiệp.
3. Đối tượng, điều kiện tham gia bình ổn thị trường
  a) Đối tượng: Doanh nghiệp, Hợp tác xã (sau đây gọi là DN) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật có chức năng sản xuất, kinh doanh phù hợp với các nhóm mặt hàng tham gia dự trữ bình ổn thị trường.
 b) Điều kiện tham gia: DN tự nguyện tham gia và ưu tiên lựa chọn các DN đáp ứng các điều kiện sau:
- DN sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa dự trữ bình ổn thị trường, có năng lực sản xuất, kinh doanh khả thi, năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan Thuế hoặc báo cáo kiểm toán 02 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...).
- Có điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn tỉnh, có kế hoạch phát triển hệ thống phân phối trong thời gian tham gia bình ổn thị trường và có năng lực tổ chức bán hàng lưu động tại vùng sâu, vùng xa hoặc khu vực có biến động đột xuất về giá do thiếu hàng theo yêu cầu, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
- Cam kết hàng hóa tham gia bình ổn thị trường đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và bán đúng theo giá đăng ký được Sở Tài chính chấp thuận.
- Ưu tiên xét chọn những DN có quá trình tham gia và thực hiện tốt các quy định bình ổn thị trường trong các năm qua nhưng đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc xét chọn DN tham gia chương trình bình ổn thị trường và dự trữ hàng hóa.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của các DN tham gia
a) Quyền lợi:
- Được hỗ trợ về lãi suất vay ngân hàng.
- Được hỗ trợ các chi phí dự trữ và chi phí bán hàng.
- Được tạo điều kiện thuận lợi về bố trí địa điểm, điện nước, an ninh trật tự khi đưa hàng hóa bình ổn thị trường về bán ở các địa phương.
b) Nghĩa vụ:
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh, dự trữ lượng hàng hóa theo quy định của chương trình, đảm bảo hàng hóa tham gia đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Có trách nhiệm phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn của DN, chấp hành điều động cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có xảy ra biến động thị trường.
- Treo băng-rôn, bảng hiệu, niêm yết giá bán theo đúng quy cách hướng dẫn của Sở Công Thương tại điểm bán hàng; bố trí hàng hóa bình ổn thị trường ở vị trí thuận tiện, riêng biệt để người dân dễ nhận biết và mua sắm.
- Đăng ký giá bán gửi về Sở Công Thương; thực hiện bán theo mức giá được Sở Tài chính chấp thuận tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường và đưa hàng về nông thôn.  
- Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên (01 tháng/lần) về tình hình dự trữ, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu của doanh nghiệp về Sở Công Thương; và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả.
c) Xử lý  vi phạm:
 Đối với các hành vi không thực hiện đúng cam kết, hợp đồng về số lượng, chất lượng hàng hóa, không bán theo đúng mức giá đăng ký hoặc được chấp nhận sẽ bị xử lý theo qui định, không được xét nhận kinh phí hỗ trợ và bị truy thu các khoản kinh phí hỗ trợ liên quan đã được nhận ; đồng thời sẽ không được tham gia các chương trình bình ổn của tỉnh trong 2 năm tiếp theo, kể từ năm vi phạm.
d) Khen thưởng: DN làm tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường xem xét khen thưởng và được ưu tiên lựa chọn là DN tham gia bình ổn thị trường cho những năm tới.
5. Giá bán hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường và công tác phòng chống lụt bão
- Giá bán hàng hóa bình ổn thị trường do DN tham gia bình ổn thị trường đăng ký và thực hiện sau khi được Sở Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
- Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm giá:
+ Trường hợp thị trường biến động tăng giá, các DN chủ động đăng ký lại giá bán gửi Sở Công Thương, Sở Tài chính kèm theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh sự tăng giá. Doanh nghiệp chỉ được điều chỉnh tăng giá  sau khi có văn bản chấp thuận của Sở Tài chính.
+ Trường hợp thị trường biến động giảm giá so với thời điểm Sở Tài chính chấp thuận giá bán, các DN chủ động điều chỉnh giảm giá bán và gửi thông báo giá bán mới về Sở Công Thương, Sở Tài chính.
- Riêng đối với hàng hóa dự trữ phục vụ công tác phòng chống lụt bão, giá bán hàng hóa phục vụ phòng chống bão lụt trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo mức giá cam kết của doanh nghiệp với cơ quan chức năng.
6. Điểm bán hàng hóa bình ổn thị trường
- Ưu tiên đặt điểm bán hàng bình ổn tại các khu vực tập trung người lao động có thu nhập thấp, các khu công nghiệp, khu vực nông thôn,...
- Điểm bán hàng bình ổn thị trường phải được treo băng rôn, biểu bảng có nội dung và hình thức theo quy định của Sở Công Thương.
- Sắp xếp, trang trí hàng hóa tại các điểm bán hàng bảo đảm văn minh thương mại, có bảng niêm yết giá bán các mặt hàng bình ổn thị trường tại cửa ra vào và niêm yết giá trên từng sản phẩm, đảm bảo phân biệt rõ ràng giữa hàng bình ổn thị trường và các hàng hóa khác.
7. Tổ chức bán hàng bình ổn thị trường
a) Trong điều kiện bình thường: DN tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường và dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường theo Hợp đồng đã ký.
b) Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng: các DN tổ chức bán hàng hóa bình ổn thị trường theo kế hoạch của Sở Công Thương tại địa điểm kinh doanh của DN và đưa hàng về bán ở địa phương, cụ thể:
- Tổ chức bán hàng bình ổn tại địa điểm kinh doanh của DN: treo băng rôn, biểu bảng  theo mẫu hướng dẫn chung của Sở Công Thương, công khai niêm yết giá bán rõ ràng các loại hàng hóa bình ổn, có bảng niêm giá bán các mặt hàng trong chương trình tại cửa ra vào. Khu vực bán nhiều loại mặt hàng phải đảm bảo phân biệt rõ ràng giữa hàng bán bình ổn thị trường và các loại hàng hóa khác.
- Tổ chức đưa hàng về các địa phương: kết hợp việc tổ chức bán hàng bình ổn thị trường với việc tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp...
8. Kiểm tra giám sát và đánh giá hiệu quả
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện về số lượng, chất lượng, cơ cấu và giá hàng hóa bình ổn thị trường, việc phát triển mạng lưới bán hàng, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường,...
 

Tập tin đính kèm:
Anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.887.992
Truy cập hiện tại 2.859 khách