Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
Chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 03/02/2020

Ngày 01/02/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 19 /KH-UBND về chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp  do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Theo đó,  với mục tiêu chung là phát hiện sớm trường hợp nhiễm nCoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

Với mục tiêu cụ thể giả địn theo tình huống dịch bệnh:
Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do nCoV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về từ vùng có dịch để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.
Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.
Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhắm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.
 
Với các giải pháp cụ thể gồm:
1. Chỉ đạo điều hành
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các tuyến, nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động phòng chống bệnh dịch Viêm phổi cấp do nCoV. Tăng cường huy động lực lượng của các Ban, ngành, Đoàn thể tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện và thông báo dịch. 
- Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch cụ thể tại từng địa phương.
- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng, theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, lấy mẫu và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương/Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Tổ chức tập huấn về giám sát ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV cho cán bộ y tế các huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện kiểm dịch y tế chặt chẽ đối với hành khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.
2. Chuyên môn kỹ thuật
2.1. Các giải pháp giảm mắc
- Tăng cường năng lực giám sát bệnh nCoV đảm bảo đủ khả năng chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dụng, điều trị kịp thời.
- Nắm chắc thông tin tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, đẩy mạnh việc kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu, hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia, tại các bệnh viện và cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch nCoV; thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, điều tra người tiếp xúc và nguồn lây truyền để có kế hoạch, biện pháp phòng chống thích hợp.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân để tránh lây nhiễm từ các bệnh nhân.
- Củng cố và duy trì hoạt động đội cơ động chống dịch tại đơn vị y tế các tuyến. Tổ chức trực dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh nCoV.
- Thành lập các đoàn công tác kiểm tra việc sẵn sàng phòng chống dịch bệnh tại địa phương triển khai các biện pháp chống dịch.
- Tổ chức tập huấn phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy mẫu và gửi mẫu.
2.2. Các giải pháp giảm tử vong
- Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân nCoV; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch để tránh hiện tượng quá tải. 
- Các cơ sở khám chữa bệnh: Chuẩn bị sẵn khu vực tiếp nhận bệnh nhân nCoV khi có dịch xảy ra; thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh, cách ly điều trị, thực hiện triệt để công tác chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu bệnh nhân nặng. Thành lập các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới.
- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, bệnh viện trung ương điều trị các bệnh nặng, bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện điều trị các bệnh mức độ trung bình và thông thường, hạn chế chuyển viện tránh lây lan.
3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch cho người dân để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Tuyên truyền đến các đối tượng nguy cơ lây nhiễm từ khách nhập cảnh, người nước ngoài vào Việt Nam cũng như tới những người Việt nam đi du lịch tới các quốc gia/vùng có dịch bệnh nCoV.
- Nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống cán bộ tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.
- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe kiến thức về các biện pháp phòng bệnh trên các kênh thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng, chống và biết cách tự bảo vệ, tăng cường vệ sinh cá nhân, hạn chế đến vùng có dịch.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với ngành y tế để triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh dịch nCoV.
- Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV.
4. Phối hợp liên ngành
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với các chức năng nhiệm vụ.
- Huy động sự tham gia của các ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (phụ nữ, thanh niên, nông dân, chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV.
- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV tại các huyện, thị xã, thành phố.
 

 

Tập tin đính kèm:
anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 16.588.002
Truy cập hiện tại 8.026 khách