Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
Bèo lục bình và nỗi khổ của bà con nông dân phường Thủy Lương
Ngày cập nhật 18/09/2014

Sông Lợi Nông – con sông chạy dài lấy nước thượng nguồn Sông Hương từ tây Trường Sơn rồi xuôi về biển Đông đi qua địa giới hành chính xã Dương Hòa thị xã Hương Thủy, giáp ranh xã Hương Thọ thị xã Hương Trà, đổ về Sông Hương thành phố Huế. Tuy là một nhánh rẽ thông qua cống Cửa Khâu, chảy về sông An Cựu lại rẽ nhánh về sông Như ý, cống Phát Lát chảy  ra sông Lợi Nông nhưng dòng sông này có giá trị rất lớn trong việc đảm bảo nước tưới  cho hàng chục nghìn hecta đồng ruộng của các xã Thủy Thanh, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Tân, Thủy Phù (thị xã Hương Thủy); xã Phú Hồ, Phú Lương, thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang) … Sau trận lũ lịch sử năm 1999, bèo lục bình (còn gọi là bèo Nhật Bản) tứ phương, tám hướng hội tụ về sông Như Ý, Sông Lợi Nông sinh sôi nảy nở thành tấm, thành mảng, thành thảm dày với cấp số nhân. Hiện nay, đoạn cuối sông Lợi Nông giữa ranh giới phường Thủy Lương (thị xã Hương Thủy), thị trấn Phú Đa (huyện Phú Vang) đang hình thành một thảm lục bình phủ kín dày, chiều dài khoảng 2,5km, rộng 800m. Đã đến lúc phải cứu lấy dòng sông, cứu lấy dòng nước quý sông Lợi Nông, cứu lấy hàng chục nghìn hecta ruộng lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 của nông dân liên huyện Hương Thủy, Phú Vang và Phú Lộc. Ai đứng ra làm sạch bèo trên sông Lợi Nông ? Câu hỏi chưa dễ trả lời.

Một góc phải  (hướng Đông Nam) bèo lục bình phủ kín một khúc sông Lợi Nông  giáp ranh giữa phường
Thủy Lương (thị xã Hương Thủy) và cầu Phú Thứ, thị trấn Phú Đa (huyện phú Vang)

Một góc trái  (hướng Tây Nam) bèo lục bình phủ kín một  khúc  sông Lợi Nông  giáp ranh giữa phường
Thủy Lương (thị xã Hương Thủy) và thị trấn Phú Đa (huyện phú Vang) (ảnh chụp ngày 02/9/2014)

        Cách đây bốn năm (2010), bà con nông dân thôn Lương Xuân, hiện nay là tổ 1 và tổ 3 phường Thủy Lương chủ động rủ nhau vớt bèo để nước nguồn Sông Hương đổ về khỏi trôi dạt vào đồng ruộng. Ông Đặng Hữu Đổng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Lương trầm trồ: nếu thửa ruộng nào “vô phúc” bị bèo lục bình trôi dạt tấp vào thì kèm theo đó là hàng loạt hệ lụy từ “bèo” đè lên vai người nông dân; đồng thời anh Đổng không dấu nỗi thất vọng: “Chuột” sẽ tập trung vào đây cư trú và tồn tại cho đến khi bà con nông dân xuống vụ chúng mới lũ lượt kéo nhau đi!"
        Nếu cơ quan chức năng cố gắng “vi hành” từ trung tâm thị xã Hương Thủy về Cầu Phú Thứ ngắm nhìn dòng sông Lợi Nông thì mới biết nỗi khổ của bà con nông dân nơi đây, cứ nhìn mênh mông hàng trăm mét vuông mặt nước sông Lợi Nông dày đặc bởi bèo lục bình thì mới biết nó đã trở thành hiểm họa trước mắt cũng như về sau của bà con nông dân! Chỉ một phần nghìn số bèo ấy theo nước lũ tràn lên mặt ruộng thì hàng trăm hecta lúa của bà con nông dân sẽ mắc phải hiểm họa, dịch bệnh cũng từ thứ bèo ấy mà sinh sôi nảy nở. Đã đến lúc không ai có thể đứng ngoài cuộc với “tấm thảm” lục bình.
        Trước hết chính quyền dịa phương phải có một giải pháp tổng thể, không chần chừ, phải quyết liệt, triệt để với phương châm vừa thông dòng chảy cùa lòng sông vừa phải vớt sạch bèo Lục bình tái sinh ngay trước mùa mưa lũ năm nay để cứu bà con nông dân. Theo đó, vận động các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong địa bàn, xã, huyện giáp ranh “tuyên chiến” với “giặc bèo”. Bằng  công sức tổng hợp như vậy, chắc chắn “tấm thảm” bèo lục bình trên dòng sông Lợi Nông sẽ được chất cao như núi, giải tỏa được tâm lý lo âu của bà con nông dân mà không ít người ái ngại cho sức vóc nhỏ bé của con người!
 

Bài, ảnh: Trần Nguyễn - Hội Nông dân thị xã Hương Thủy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.918.941
Truy cập hiện tại 1.630 khách