Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
Hiệu quả từ canh tác hữu cơ
Ngày cập nhật 21/04/2015

Ngày 19/4, UBND xã Thủy Vân (thị xã Hương Thủy) phối hợp với Công ty cổ phần Canh nông hữu cơ Việt Nam, Trường ĐH Nông lâm Huế và Công ty TNHH Thương mại Công Lâm tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình canh tác hữu cơ đối với giống lúa Japonica chất lượng cao “Huế 1”. Đây là giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Mô hình được thực hiện thí điểm tại xã Thủy Vân (thị xã Hương Thủy) trong vụ Đông Xuân 2014-2015 với 9 hộ tham gia trên tổng diện tích 1,3 ha. Đây là mô hình canh tác không sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc BVTV và chất kích thích tăng trưởng trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch, góp phần làm môi trường sinh thái được cân bằng và tạo ra nguồn thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có lợi cho sức khoẻ con người. Qua kiểm tra, đánh giá, giống lúa Japonica có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa thông thường: thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 90 ngày), khó đổ ngã, ít sâu bệnh, chống chịu rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt..., đặc biệt, khi thu hoạch, giá thành cao gấp 3 lần so với các giống lúa khác.

Mô hình canh tác hữu cơ lúa chất lượng cao không những góp phần bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế mà còn tạo cơ hội thiết lập sự liên kết “bốn nhà” trong phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ và chế biến sản phẩm.
 

Tin, ảnh: Thanh Đoàn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.903.086
Truy cập hiện tại 5.114 khách