Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015
Ngày cập nhật 27/11/2014

Ngày 24/11/2014, Sở NN&PTNT tỉnh có Công văn số 1371/SNNPTNT-TTCN gửi UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Phòng NN & PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thị xã và thành phố Huế về chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015.
 

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2014-2015 toàn Tỉnh gieo cấy khoảng 28.700 ha lúa. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, tổng lượng mưa toàn vụ Đông Xuân ở khu vực Trung Bộ thiếu hụt khoảng 30 - 40% so với trung bình nhiều năm. Trong năm 2014, đặc biệt sau thu hoạch lúa Hè Thu chưa xảy ra lũ lớn nên cho lúa chét và cỏ dại sinh trưởng phát triển tốt, thuận lợi để các đối tượng dịch hại phát sinh, phát triển; mặc khác sẽ gây khó khăn cho việc làm đất gieo cấy lúa vụ Đông Xuân.
Tính đến ngày 21/11/2014 diện tích cày lật đất toàn tỉnh khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Phú Vang; Các địa phương đã đăng ký giống xác nhận được khoảng 1.270 tấn và giống tự có khoảng 696 tấn, đạt 70% diện tích; Chuẩn bị 415 kg thuốc chuột và đã tổ chức thu mua được 123.000 đuôi chuột.
Để phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015 đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các nội dung sau:
 1. Đối với cây lúa:
-    Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, vận động bà con nông dân tiến hành cày lật đất, làm đất sớm để tiêu hủy lúa chét, cỏ dại và tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh. Tranh thủ thời tiết để tiến hành làm đất, dọn bờ vùng bờ thửa và vệ sinh đồng ruộng để có thời gian cho các tàn dư thực vật phân huỷ, hạn chế lúa bị ngộ độc sau khi gieo cấy.
- Tổ chức triển khai diệt chuột và ốc bươu vàng sớm trước khi xuống vụ sản xuất, áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt chuột nhằm hạn chế mật độ và khả năng gây hại .
    - Chỉ đạo các địa phương phối hợp với cán bộ của Chi cục, các Trạm BVTV huyện, thị xã, thành phố, tăng cường công tác điều tra, theo dõi và kiểm soát các đối tượng sâu bệnh trên lúa chét, cỏ dại để dự báo tình hình phát sinh, chuyển tiếp gây hại trên lúa vụ Đông Xuân 2014-2015.
     - Triển khai chỉ đạo gia cố các hồ đập, tu sửa và nạo vét kênh mương, kiểm tra hệ thống đê bao. Chuẩn bị tốt các phương án để chống hạn và tiêu úng khi xảy ra  lũ lụt hoặc hạn hán  nhằm phục vụ sản xuất gieo cấy kịp thời vụ, đảm bảo theo kế hoạch.
    - Rà soát số lượng, chất lượng giống lúa đã sản xuất tại chổ, cân đối để đăng ký mua thêm ở các đơn vị cung ứng giống, có phương án chuẩn bị lượng giống dự phòng hợp lý tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương.
2. Đối với sản xuất rau màu:
a. Rau, củ, quả các loại:
Chỉ đạo nông dân tổ chức sản xuất các loại rau cải, hành lá, mướp đắng, bầu bí, rau các loại, hoa các loại... để phục vụ nhu cầu thị trường trước, trong và sau tết nhằm tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân.
b. Cây sắn công nghiệp:
- Ở các vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ ngập úng cần triển khai thu hoạch sớm nhằm hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra. Phối hợp với Nhà máy chế biến tinh bột sắn để tổ chức thu hoạch hợp lý.
- Có kế hoạch giữ giống sắn để trồng trong vụ tới. Đối với diện tích sắn bị nhiễm bệnh cần tiêu hủy, không để giống cho vụ sau.
3. Đối với cây cao su:
- Tập trung chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ bệnh, tranh thủ điều kiện để tập trung bón phân kết hợp với làm cỏ vun gốc giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Vệ sinh vườn, thu gom cành lá, chồi non nhiễm bệnh, cỏ dại để tiêu huỷ, hạn chế nguồn bệnh tồn tại trên vườn ngay trong và sau khi cây rụng lá sinh lý.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân về kỹ thuật khai thác mủ đảm bảo đúng quy trình để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây.
 

Anh Dương-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.912.380
Truy cập hiện tại 2.632 khách