Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
HƯỚNG ĐẾN NỀN HÀNH CHÍNH CHUYÊN NGHIỆP, MINH BẠCH VÀ PHỤC VỤ
Ngày cập nhật 06/07/2024
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác CCHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác CCHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh
(CTTĐT) - Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung cho công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác chỉ đạo điều hành; xây dựng Chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới nền hành chính hiện đại, công khai và minh bạch.

Cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực

Hằng năm, tỉnh đã ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC nhằm kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định, TTHC không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC hoặc để cắt giảm chi phí về thời gian, tiền bạc của người dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ TTHC.

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 34 Quyết định công bố danh mục TTHC và 02 Quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh. Cập nhật công khai TTHC trên CSDL quốc gia 152  TTHC và bãi bỏ 68 TTHC. 100% TTHC sau khi được UBND tỉnh công bố ban hành đã được các sở, ban, ngành cấp tỉnh cập nhật vào Hệ thống thông tin TTHC của tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định và công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

Tỉnh thường xuyên rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 686 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 02 đơn vị so với năm 2023. Căn cứ vào Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh đang tiến hành rà soát quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở cho việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức. Đến nay, đã phê duyệt 229/686 Đề án vị trí việc làm cho các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó: Cấp tỉnh đã phê duyệt 12/228 đơn vị , Cấp huyện đã phê duyệt 217/558 đơn vị). Tiếp tục đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ, công chức lãnh đạo, viên chức quản lý theo nguyên tắc cạnh tranh. Từ đầu năm đến nay, tỉnh không tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức.

Phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 467 cơ quan, đơn vị (đạt 100%) cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai kết nối mạng MetroNet kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ, Internet tập trung.

Nền tảng làm việc số tại tỉnh Thừa Thiên Huế với mô hình tích hợp lại tất cả các hệ thống thông tin phục vụ chính quyền điện tử, mô hình với hơn 23 quy trình số đã tạo ra một nền tảng thống nhất trong hoạt quản lý nhà nước, thực thi công vụ của công chức, viên chức trên một nền tảng thống nhất bao gồm: Quản lý công việc, văn bản, lịch công tác, xử lý dịch vụ công, xử lý phản ánh hiện trường, nhận góp ý người dân, trả lời câu hỏi người dân; họp không giấy tờ.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng khoảng 850 bảng dữ liệu cho các lĩnh vực  cho phép thu thập, trích xuất, chuyển đổi, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý, chia sẻ dữ liệu; từ đó phục vụ triển khai Chính quyền số và dịch vụ đô thị thông minh.

Hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trên mạng

Đến nay đã có trên 75.099 tài khoản ví điện tử đã được đăng ký trên ứng dụng Hue-S và 694 điểm chấp nhận thanh toán qua Hue-S trên địa bàn tỉnh. Người dân có thể theo dõi được tất cả các hóa đơn như dịch vụ công, tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, học phí,… trên Hue-S, thanh toán dịch vụ chỉ cần 1 lần chạm mà không phải cài đặt, mở thêm bất cứ ứng dụng nào khác.

Đến nay đã có 260 cơ quan tham gia xử lý phản ánh hiện trường; đã tiếp nhận, xác minh, phân phối các cơ quan xử lý hơn 121.035 phản ánh của người dân trên tất cả các lĩnh vực.

100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình, một phần và thực hiện một cửa liên thông trên môi trường mạng. 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình một cửa điện tử hiện đại. Tỷ lệ hồ sơ DVC trực tuyến toàn tỉnh trong quý I/ 2024 đạt 57,38%, tăng 11,68% so với năm 2023, DVC trực tuyến đã chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Với những nỗ lực trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của tỉnh đã đạt nhiều kết quả nhất định, năm 2023, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), tăng 5 bậc so với năm 2022; đây là kết quả thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX) xếp thứ 17, tăng 02 bậc so với năm 2022. Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 8 toàn quốc. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế xếp thứ 2/14 tỉnh Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, thứ 14/63 tỉnh/thành cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương; nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024.

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.867.632
Truy cập hiện tại 5.816 khách