Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
Hương Thủy: Phát huy hiệu quả kinh tế từ Cụm công nghiệp
Ngày cập nhật 22/03/2015

     Được thành lập theo quyết định 32/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Cụm công nghiệp Thủy Phương với diện tích 74,8ha đang mỡ ra cơ hội thu hút đầu tư để phát triển kinh tế cho thị xã Hương Thủy đồng thời là động thúc đẩy, phát huy các ngành nghề truyền thống.

     Đến nay, Cụm công nghiệp Thủy Phương đã bố trí mặt bằng cho 45 doanh nghiệp với diện tích 43,46ha, chiếm tỷ lệ 58,1%; đất rừng sản xuất và đất ở là 26,8ha, chiếm tỷ lệ 35,83%; đất vùng trũng và mặt nước là 2,14ha, chiếm tỉ lệ 2,86%; đất nghĩa địa là 1,48ha, chiếm tỉ lệ 1,98%; đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác là 0,92ha, chiếm tỉ lệ 1,23%. Trong 25 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tại đây chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành nghề truyền thống, hàng tiêu dùng, vận tải, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dịch vụ sữa chữa ô tô… Việc hình thành Cụm công nghiệp Thủy Phương là điều kiện để di dời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu vực dân cư, đô thị và phát triển tập trung một số loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã.
Cụm công nghiệp sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tạo việc làm cho lao động nông thôn (ảnh: minh họa)
     Trong quy hoạch phát triển nghề truyền thống và Cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy thì Cụm công nghiệp Thủy Phương sẽ có tác động rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập bền vững cho lao động nông thôn. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế có 87 nghề và làng nghề ở các địa phương được đưa vào quy hoạch trong đó ở  thị xã Hương Thủy với 09 nghề và làng nghề. Trong giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ưu tiên đầu tư thực hiện thí điểm mô hình làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tập trung đồng thời đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng và mở rộng quy mô cho các cụm công nghiệp trong đó có Cụm công nghiệp Thủy Phương.
     Cụm công nghiệp Thủy Phương nằm trên địa bàn có điều kiện mặt bằng, địa hình phức tạp, nhiều nhà cửa, đồi núi, nhiều vùng trũng, khe suối, mồ mả, cây cối, hoa màu. Muốn đầu tư, các doanh nghiệp phải tự bỏ kinh phí khá cao để thực hiện các vấn đề liên quan, từ khâu đo vẽ thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng đến công tác san lấp mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện nước... Đó chính là vướng mắc lớn khiến các doanh nghiệp đắn đo khi đầu tư. Để hoạt động phát triển Cụm công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trong thời gian tới thị xã Hương Thủy cần tập trung vào một số giải pháp như rà soát và đánh giá lại nhu cầu về mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách để huy động các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các Cụm công nghiệp, đặc biệt xúc tiến kêu gọi các nhà  đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng các Cụm công nghiệp. Xây dựng chính sách thu hút các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội cao vào đầu tư trong Cụm công nghiệp.
 
Bài & ảnh: Gia Bảo
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.905.139
Truy cập hiện tại 171 khách