Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png
Hướng dẫn pháp luật
Ngày cập nhật 25/01/2014

          Vừa qua tại phòng Tư pháp thị xã Hương Thủy có một số trường hợp yêu cầu thay đổi tên cha, mẹ trong giấy khai sinh vì cha mẹ không thừa nhận con hoặc cha, mẹ muốn nhận con khi con đang được xác định là con của cha, mẹ khác. Đây là những trường hợp tồn tại trong thực tế cuộc sống nhưng để giải quyết cần có sự vận dụng thống nhất các quy định của pháp luật, theo Công văn số 1719/BTP-HTQTCT, ngày 09/10/2013 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp V/v hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời Công văn số 750/STP-HCTP của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

          Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình thì “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.
          Tại Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình”.

          Như vậy, đối với những trường hợp yêu cầu nhận cha, mẹ, con mà người nhận cha, mẹ hoặc người được nhận làm con đang được xác định là con của người cha, mẹ khác (Giấy khai sinh của người con đã ghi đầy đủ tên người cha, người mẹ) thì phải thực hiện thủ tục xác định cha, mẹ, con thông qua thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.
         Tuy nhiên, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cơ bản nhất trí với đề xuất của Sở Tư pháp là có thể vận dụng quy định pháp luật để giải quyết việc nhận cha, mẹ, con theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/12/2012, nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 18/3/2013 đối với trường hợp đã yêu cầu Tòa án nhân dân xác định cha, mẹ, con nhưng Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án hoặc từ chối giải quyết do không có tranh chấp. Tuy nhiên, việc vận dụng quy định pháp luật công nhận việc nhận cha, mẹ, con phải được thực hiện chặt chẽ, bảo đảm khách quan, chính xác, tránh lợi dụng việc nhận cha, mẹ, con để nhằm mục đích vụ lợi, xuất cảnh, buôn bán người. Trong hồ sơ đề nghị công nhận việc nhận cha, mẹ, con phải có văn bản của Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án hoặc từ chối giải quyết việc nhận cha, mẹ, con do không có tranh chấp, đồng thời phải có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (kết quả xét nghiệm AND).
         Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con được coi là căn cứ để thực hiện thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định số 158/2005/NĐ-CP.
Đối với người được nhận làm con đang được xác định là con của cha, mẹ khác thì có thể công nhận Quyết định nhận cha, mẹ, con đó nếu bên nhận cha, mẹ, con cung cấp được kết quả xét nghiệm AND làm căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.
         Sau khi có văn bản của Tòa, người có yêu cầu mang hồ sơ đến xã, phường nơi cư trú để làm thủ tục công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, sau khi có Quyết định của xã, phường về việc nhận cha, mẹ, con thì làm hồ sơ yêu cầu Thay đổi hộ tịch nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.
 

Trương Cường
 

Trương Cường-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.933.612
Truy cập hiện tại 591 khách