Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.823.031
Truy cập hiện tại 1.395 khách
Tuyên truyền phổ biến pháp luật
Ngày cập nhật 02/12/2015

Ngày 21/11, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến luật Hôn nhân và Gia đình, luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 cho cán bộ lãnh đạo của phường, Bí thư, tổ trưởng, trưởng ban công tác mặt trận và các đoàn thể của Tổ dân phố.

Tại Hội nghị này, Luật gia Hoàng Ngọc Thanh tiếp tục cung cấp những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; ly hôn; quan hệ cha, mẹ, con, các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; giám hộ; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội đối với gia đình nhằm góp phần quan trọng vào việc đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ, trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;  ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Để chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp vào năm 2016, tại Hội nghị này cán bộ lãnh đạo phường và các tổ dân phố cũng được nghiên cứu Luật Số: 85/2015/QH13, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Trên cơ sở hợp nhất Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 và Luật số 63/2010/QH12, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 12/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2010/QH12, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có một số điểm mới quan trọng như sau:
 - Khoản 1 điều 4 quy định “Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia”. Các quyền này theo luật cũ thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số; đối với HĐND các cấp số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND cấp Tỉnh, Huyện, Xã bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp là phụ nữ. Quy định mới này góp phần quan trọng thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy năng lực, tham gia tích cực vào hoạt động chính trị của đất nước trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
 - Khoản 5 điều 29 quy định “Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”, đây là điểm mới đáng lưu ý và là điểm khác biệt hoàn toàn so với luật cũ.
Việc tuyên truyền phổ biến luật Hôn nhân & Gia đình, luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND giúp cho cán bộ phường và Tổ dân phố nắm được những nguyên tắc cơ bản và những điểm mới của luật làm cơ sở để đưa luật đến với các tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với gia đình và xã hội./.
 

Trương Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày