Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.667.182
Truy cập hiện tại 1.000 khách
Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" trên địa bàn thị xã Hương Thủy
Ngày cập nhật 26/01/2015

Ngày 15/10/1949, Báo Sự Thật số 120 đăng bài Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z, bài báo được Bác Hồ viết trong thời gian Người ở và làm việc tại Khấu Lấu - Vực Hồ thuộc thôn Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Bài báo đã tổng kết những bài học quý giá về công tác dân vận được đúc rút từ thực tiễn cách mạng nước ta mà đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân. Từ đó, những quan điểm về công tác vận động quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” đã gắn liền với những trang sử hào hùng của cách mạng nước ta và mãi mãi là tư tưởng chỉ đạo sâu sắc đối với công tác dân vận của Đảng.

Thấm nhuần tư tưởng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, cùng với toàn tỉnh và cả nước, Đảng bộ thị xã Hương Thủy luôn chú trọng làm tốt công tác dân vận. Qua đó đã góp phần đưa nhanh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; vận động nhân dân hăng hái thi đua thực hiện có hiệu các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phấn đấu thực hiện tốt Chỉ thị 03-CT/TU của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phát động phong trào thi đua Dân vận khéo, thì những lời dạy của Bác Hồ về công tác vận động quần chúng càng được triển khai sâu sắc và toàn diện hơn, nên đã xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên thể hiện tốt ý thức gần dân, trọng dân, học dân, có trách nhiệm với dân hơn.
Ngay từ khi tiếp thu kế hoạch của Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận Tỉnh ủy về tổ chức phong trào thi đua Dân vận khéo, thị xã Hương Thủy đã tổ chức triển khai sâu rộng đến cán bộ chủ chốt trong toàn thị xã. Sau đó, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn thị xã căn cứ nhiệm vụ của mình để đề ra phong trào thi đua thích hợp, hướng vào các nội dung cơ bản: Tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về công tác vận động quần chúng; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận theo hướng gần dân, đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tăng cường năng lực tập hợp quần chúng; xây dựng mô hình, điển hình Dân vận khéo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến nay, tất cả các phường, xã trên địa bàn thị xã đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” và làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua theo đúng nội dung kế hoạch đã đề ra.
Những năm qua, nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng, công tác dân vận trên địa bàn Hương Thủy đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đem lại hiệu quả thiết thực. Riêng năm 2014, công tác dân vận tiếp tục được quan tâm đổi mới về nhận thức và nội dung, phương pháp hoạt động sát với cơ sở; chủ động, tích cực tham mưu cấp uỷ về công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nuớc; tập trung triển khai các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân; quan tâm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tăng cường các hoạt động tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp với người dân để vận động, tuyên truyền, giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của nhân dân, những vấn đề nổi cộm dễ trở thành điểm nóng; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã phát huy được vai trò giám sát các hoạt động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách thủ tục hành chính. Nhờ vậy, đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, cụ thể:
Trên lĩnh vực KT - XH: Đã xây dựng, phát động nhiều phong trào, mô hình hưởng ứng xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm; đầu tư vốn vào trồng trọt, chăn nuôi; mở rộng ngành nghề, dịch vụ đa dạng, phong phú, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện phát triển các lĩnh vực dịch vụ của từng địa phương.
Công tác văn hóa, giáo dục, y tế, DS/KHHGĐ từng bước được xã hội hóa, đem lại hiệu quả thiết thực; công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, hiến máu tình nguyện được chú trọng thực hiện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng các công trình phúc lợi, điện, đường, trường, trạm, nhà sinh hoạt cộng đồng, các thiết chế văn hóa đã được nhân dân hưởng ứng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, trên địa bàn thị xã, trên lĩnh vực kinh tế - xã hội đã có 63 mô hình được công nhận.
Công tác quốc phòng, an ninh được chú trọng. Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang trong toàn thị xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao truyền thống đoàn kết, yêu nước, tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác và quyền làm chủ của nhân dân; phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; duy trì tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý kịp thời tin báo của quần chúng nhân dân, góp phần giải quyết có hiệu quả những vướng mắc tại cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đến nay, hầu hết các phường, xã đã tổ chức quán triệt các mô hình khu dân cư không có tội phạm, tai tệ nạn xã hội và không vi phạm trật tự an toàn giao thông, đã có 22 mô hình trên lĩnh vực này được công nhận và phát huy hiệu quả.  
Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: Các cấp ủy đảng từ thị xã đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận, tổ chức quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đến tận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, QCDC ở cơ sở, công khai hóa các thủ tục hành chính, các chương trình, dự án, các khoản thu, chi ở địa phương, đơn vị. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ công chức, chú trọng đổi mới nội dung phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tập trung hướng về cơ sở. Đã có 45 mô hình trên lĩnh vực này được công nhận, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Phong trào thi đua Dân vận khéo trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện gắn với nhiều hoạt động thiết thực, huy động được các nguồn lực, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Các địa phương đơn vị đã lựa chọn những việc làm cụ thể như: Hội nông dân triển khai thực hiện Nông dân với phong trào thi đua xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi; Đoàn thanh niên với chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, xây dựng công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”; Hội phụ nữ với phong trào xây dưng gia đình “5 không, 3 sạch”; đặc biệt trong năm 2014, nhờ khéo vận động nên nhân dân đã tình nguyện hiến cây, hiến đất, đóng góp ngày công và tiền với tổng giá trị 1.131 triệu đồng, nâng tổng đóng góp của nhân dân tư khi triển khai phong trào đến nay là trên 9 tỷ đồng. Nhờ đó, các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt tiêu chuẩn như: xã Thủy Tân đạt 17/19 tiêu chí; xã Dương Hòa 15/19 tiêu chí; xã Thủy Thanh 16/19 tiêu chí, Thủy Phù 14/19 tiêu chí, xã Thủy Bằng 14/19 tiêu chí và xã Phú Sơn 13/19 tiêu chí. Trong phong trào xây dựng NTM cũng đã có 41 mô hình Dân vận khéo được công nhận và nhiều mô hình đang bắt đầu được triển khai thực hiện, góp phần vào công cuộc đô thị hóa nông thôn, diện mạo nông thôn trên địa bàn ngày càng khởi sắc.
Hội thi “Dân vận khéo” lần thứ II, năm 2014 được tổ chức thành công góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phong trào thi đua Dân vận khéo đến các tâng lớp nhân dân và thông qua phần thi “Giới hiệu điển hình dân vận khéo”, nhiều giải pháp và cách làm hay, nhiều mô hình tiêu biểu điển hình trong công tác vận động quần chúng của các đơn vị đã được giới thiệu, chia sẻ để các đơn vị cung nhau học tập. Qua Hội thi cũng đã đề nghị cấp ủy các cấp lồng ghép để đánh giá sơ kết, tổng kết phong trào nhất là thông qua các hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và hội nghị tổng kết Hội nông dân, Hội cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi..v.v

Trao giải tại Hội thị "Dân vận khéo" lần thứ II

Qua đó nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các cơ quan ban, ngành đoàn thể từ thị xã xuống cơ sở về công tác dân vận được nâng lên, các cấp ủy Đảng trên địa bàn đã xác định nội dung phong trào thi đua phù hợp, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế của địa phương để tổ chức thực hiện; chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, cán bộ công chức viên chức, chiến sĩ LLVT và nhân dân về công tác vận động quần chúng của Đảng. Phong trào đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội, tăng cường QP, AN, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện QCDC ở cơ sở tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và củng cố lòng tin của nhân dân và các dân tộc trong tỉnh đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của Đất nước, quê hương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thị xã vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:
Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác dân vận nên chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Việc hướng dẫn chỉ đạo cơ sở xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” chưa cụ thể, thiếu tính sáng tạo, công tác phối hợp, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, sơ kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình điển hình “Dân vận khéo” ở một số địa phương, đơn vị thiếu chủ động và chưa đồng bộ.
Một số nơi phong trào vẫn mang tính hình thức, chất lượng hiệu quả mô hình điển hình còn thấp thiếu tính bền vững, chưa có sức lan tỏa, mô hình trong các cơ quan hành chính còn khiêm tốn và hầu như chưa được quan tâm.  
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả phong trào thi đua xây dựng mô hình “Dân vận khéo”, thời gian tới các cơ quan đơn vị, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp cụ thể:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Mặt trận  và các đoàn thể từ thị xã xuống cơ sở về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo”, phải coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác Dân vận của Đảng, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan , đơn vị.
Hai là, xây dựng mô hình dân vận khéo phải được bắt nguồn từ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, đáp ứng nhu cầu của người dân. Xây dựng nhân rộng điển hình “Dân vận khéo” phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan đơn vị, giải quyết những vấn đề bức thiết của người dân, phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để huy động sức dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Ba là, đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền: cần chú trọng và nâng cao hơn nữa vai trò của công tác dân vận chính quyền, kịp thời cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân vận, cán bộ chính quyền phải công tâm, gần giũ, tôn trọng và có trách nhiệm với nhân dân.
Bốn là, nêu cao vai trò tham mưu cùa hệ thống dân vận các cấp: Hệ thống dân vận từ thị xã xuống cơ sở đặc biệt là Ban Dân vận và MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội thị xã và khối dân vận mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở phải luôn bám sát tình hình thực tiễn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phát hiện kịp thời những vấn đề nhân dân quan tâm, những khó khăn bức xúc để làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết có hiệu quả.
Năm là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng  nâng chát lượng bộ máy cán bộ làm công tác dân vận: Phải coi trọng đào tạo xây dựng đội ngũ án bộ dân vận, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, có ý thức trách nhiệm, có kỹ năng khéo léo trong tuyên truyền vận động giải thích để nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Điều vô cùng quan trọng đó là các cán bộ, đảng viên công chức trong hệ thống chính trị phảỉ không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhất là lối sống trung thực, giản dị; khiêm tốn, nêu gương, gần gũi với quần chúng nhân dân ... đó mới thực sự làm nên thành công của công tác dân vận khéo, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong đó có phong trào “Dân vận khéo” trong giai đoạn hiện nay.                     

Chúng ta hiểu rằng nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo" là động viên  cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân giải quyết những vấn đề bức thiết, chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân tích cực, chủ động trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH và QPAN đảm bảo an sinh xã hội và TTATXH, ANTG ở các địa bàn nơi cư trú, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niêm tin của nhân vảo Đảng và Chính quyền để từ đó góp phần xây dựng thị xã Hương Thuỷ trở thành một trong những trung tâm kinh tế động lực và đô thị mới của tỉnh, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển đi lên.


 

Lê Thị Hoà - UVTV, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy
Các tin khác
Xem tin theo ngày