Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.528.770
Truy cập hiện tại 2.762 khách
Bài chòi - nét văn hóa đặc sắc tại Festival Huế 2016
Ngày cập nhật 17/05/2016

Tại các kỳ Festival, ngoài các trò chơi cung đình như đầu hồ, đổ xăm hường, thả thơ, tặng chữ thư pháp… thì các trò chơi dân gian như bịt mắt đập om, đua ghe câu, đặc biệt là hội bài chòi (tổ chức tại Chợ quê ngày hội - Cầu Ngói Thanh Toàn) là một trong những địa điểm hấp dẫn luôn thu hút đông đảo sự tham gia của người dân và du khách. 

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bài chòi xuất hiện ở Thủy Thanh vào khoảng giữa thế kỷ 19. Đây là một trò chơi dân gian độc đáo của người dân địa phương thường được tổ chức vào các dịp lễ, tết. Trò chơi này được kết tinh qua nhiều thế hệ, với sự sáng tạo không ngừng và trở thành một trong những trò chơi vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính cộng đồng. Ông Trần Duy Đối, người gắn bó với bài chòi ở Thủy Thanh hơn 50 năm, cho biết: “Tiền thân của bài chòi là bài tới, tức là bài bắt cặp, ai bắt đủ cặp trước thì gọi là tới. Mồi lần có hội bài chòi thì hầu hết người dân trong làng từ các em nhỏ, các cô cậu thanh niên cho đến các bà, các cụ đều háo hức tham gia”.
Ngoài tính chất giải trí, bài chòi còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Người chơi bài được ngồi trong các chòi dựng bằng tre và lợp tranh, gồm 10 chòi được đặt ở hai bên và một chòi trung ương được đặt ở giữa, phía trên cùng là bàn điều khiển. Mỗi hội bài được chia thành 9 ván, mỗi ván người chơi phải đánh hết 5 quân bài, kết thúc mỗi ván người thắng sẽ được cắm một cờ vào chòi của mình và nhận số tiền thưởng tượng trưng. Nét độc đáo của hội bài chòi chính là những câu rao, trong đó ngoài những câu được truyền khẩu, phần lớn đều do người rao tự phóng tác, ứng tác, như: “Ra đi mạ có dặn rồi/Khi mô em khóc thì đưa qua bác bồng” (con bồng); “Trách duyên trách số trách phận của mình/Răng không thành đôi bạn, chao ôi cái số chi mình mà xác xơ” (con Xơ); “Ai về sở thú mà coi/Hươu nai chồn thỏ có con voi một ngà” (con Voi)…
 

Người thắng sẽ được cắm một cờ vào chòi của mình

Khác với bài chòi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Bình Đình thường đặt nặng tính sân khấu hóa, thì bài chòi ở Cầu Ngói Thanh Toàn nói riêng và ờ Thừa Thiên Huế nói chung lại mang tính cộng đồng cao. Ông Nguyễn Đức Tăng, đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam, người phụ trách dự án “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật bài chòi Thanh Toàn” đánh giá: “Bài chòi không chỉ là trò chơi dân gian mộc mạc, mang hơi thở cuộc sống của cộng đồng dân cư, mà đó còn là bản sắc văn hóa của người dân bản xứ”.
Với người dân Cầu Ngói Thanh Toàn, bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày lễ, tết. Việc tổ chức, giữ gìn và phát huy lễ hội bài chòi sẽ góp phần bào tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống, để bài chòi sớm được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.
 
 
 
 
Thanh Đoàn
Các tin khác
Xem tin theo ngày