Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.584.961
Truy cập hiện tại 6.323 khách
Xây dựng cơ sở dữ liệu gốc về hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ cho việc quản lý, giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020
Ngày cập nhật 27/11/2015

Đó là một trong những mục đích của Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh về Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều  áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
 

Theo đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế (gọi chung là cấp huyện) phải triển khai thực hiện một số nội dung gồm:
     1. Chỉ đạo phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo (đã được kiện toàn), các phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
a) Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Kế hoạch tổng điều tra, rà soát; xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn;
b) Tổ chức tập huấn cho những người trực tiếp tham gia tổng điều tra, rà soát (tổ chức tập huấn theo cụm xã, nội dung tập huấn như thể hiện ở Bước 2, mục 4 của phần III;
c) Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo, cơ quan liên quan giám sát việc tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
d) Tổ chức thẩm định kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã gửi lên; trường hợp thấy kết quả điều tra, rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì tổ chức phúc tra lại trước khi tham mưu UBND cấp huyện phê duyệt kết quả;
đ) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Sau đó thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận; In phôi Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo danh sách đã được phê duyệt gửi cho cấp xã để chủ tịch UBND cấp xã ký giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định; báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh về kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo;
e) Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào các file dữ liệu hoặc phần mềm quản lý, làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo;
f) Chịu trách nhiệm nghiệm thu phiếu C của các xã, phường, thị trấn chuyển giao. Nội dung nghiệm thu: Số lượng phiếu C (bằng với số hộ nghèo, hộ cận nghèo của mỗi xã, phường, thị trấn theo kết quả tổng điều tra; chất lượng cập nhật thông tin phải đúng yêu cầu theo tài liệu hướng dẫn, những phiếu ghi không đúng mã, không đúng ký tự hoặc tẩy xóa nhiều phải cập nhật lại). Chịu trách nhiệm chuyển toàn bộ phiếu C của cấp huyện về cho cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
2. Chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với phòng Lao động-Thương binh và Xã hội lập dự toán kinh phí hỗ trợ việc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định.

Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã):  Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã (đã được kiện toàn) kiêm nhiệm chức năng của Ban chỉ đạo Tổng điều tra, rà soát. Địa phương nào có số thành viên thay đổi nhiều phải thành lập mới để trực tiếp chỉ đạo thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với nhiệm vụ như sau:
1. Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cuộc tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều.
     Cụ thể:
a) Các tiêu chí mới về thu nhập của Nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 gồm: Mức chuẩn nghèo chính sách, chuẩn mức sống tối thiểu, chuẩn mức sống trung bình và các tiêu chí đo lường mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định của Trung ương.
b) Mục đích chính của cuộc điều tra, rà soát là xác định được những hộ đáp ứng chuẩn nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; vận động người dân tích cực tham gia đăng ký điều tra nếu nhận thấy hộ gia đình mình đáp ứng các tiêu chuẩn;
c) Nội dung chính của cuộc khảo sát là xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo căn cứ vào thực tế nhân khẩu, việc làm, tài sản, tư liệu sản xuất của hộ gia đình...;
d) Sau khi khảo sát, cấp xã phải lên được danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo dự kiến và có sự tham gia ý kiến của người dân trong thôn, tổ dân phố.  
2. Tổ chức lực lượng Điều tra viên, Giám sát viên để thực hiện việc tổng điều tra đúng các bước của Quy trình điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tài liệu tập huấn Tổng điều tra.
3. Sau khi có kết quả, Ban chỉ đạo báo cáo UBND cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và phê duyệt kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Khi có văn bản phê duyệt của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo trên địa bàn; đồng thời ký giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi nhận phôi đã in thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
4. Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phiếu C đúng theo yêu cầu, làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Lưu ý: Phiếu C do Điều tra viên cập nhật thông tin bằng bút bi màu đen, Ban chỉ đạo cấp xã tổ chức nghiệm thu từng phiếu cụ thể, nếu phát hiện phiếu nào không đúng các yêu cầu sẽ loại bỏ và phải cập nhật lại. Sau khi làm sạch phiếu, toàn bộ phiếu C sẽ chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
5. Ban chỉ đạo tổng điều tra cấp xã phải lưu trữ toàn bộ: Danh sách đăng ký, phiếu A, phiếu B, phiếu tổng hợp và các mẫu, biểu của cuộc Tổng điều tra để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và các vấn đề liên quan khác.
 

Tập tin đính kèm:
Anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày