Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đến năm 2020 trên 90% số xã sản xuất trồng trọt có đội ngũ nông dân nòng cốt được trang bị kiến thức, kỹ năng áp dụng về IPM
Ngày cập nhật 19/05/2018

Đó là một trong những mục tiêu của Kê hoạch số 92/KH-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh về  thực hiện Đề án ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng đến năm 2020

 

Theo đó, với mục tiêu chung của Đề án là giảm thiểu thiệt hại do sinh vật gây hại cây trồng; giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất cây trồng; giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường và an toàn thực phẩm; góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của địa phương.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Trên 90% số xã sản xuất trồng trọt có đội ngũ nông dân nòng cốt được trang bị kiến thức, kỹ năng áp dụng về IPM.
- Đối với cây lúa: Có 80% diện tích được ứng dụng IPM, với trên 70% số hộ nông dân áp dụng IPM; lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học sử dụng giảm trên 50%, lượng phân đạm giảm trên 10%, lượng giống giảm trên 30%, lượng nước tưới giảm trên 20% và tăng hiệu quả sản xuất trên 10%.
- Đối với cây rau: Có 70% diện tích được ứng dụng IPM, với trên 70% số hộ nông dân áp dụng IPM; lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học sử dụng giảm trên 50%, lượng phân đạm Ure giảm trên 20%, lượng giống giảm trên 20% và tăng hiệu quả sản xuất trên 30%.
- Đối với cây ăn quả: 80% diện tích được ứng dụng IPM đầy đủ; trên 70% số hộ nông dân sản xuất cây ăn quả hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm trên 30%, tăng hiệu quả sản xuất trên 20%.
- Đối với cây công nghiệp: 85% diện tích được ứng dụng IPM đầy đủ; trên 80% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm trên 50% và tăng hiệu quả sản xuất trên 15%.
Với những giải pháp để tổ chức thực hiện như:
a) Về tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện:
- Ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về IPM trên cây trồng đến người sản xuất (xây dựng trang website, internet, phát thanh, truyền hình,…).
- Xây dựng Quy chế phối hợp giữa ngành Nông nghiệp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể như (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ...).
- Phối hợp với các cơ quan thông tin: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV8), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT); các hệ thống phát thanh, truyền hình cấp huyện và truyền thanh cấp xã để tuyên truyền về IPM rộng rãi đến người nông dân.
b) Về thực hiện các biện pháp kỹ thuật:
- Tăng cường công tác nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến các quy trình để phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh.
- Định hướng công tác chọn tạo, phục tráng, thử nghiệm các giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu (rét, hạn, mặn, sâu bệnh,...), phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về sản xuất trồng trọt theo hướng bền vững, các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP đảm bảo an toàn với con người và môi trường sinh thái.
- Đầu tư các trang thiết bị để phục vụ trong trong việc điều tra phát hiện dự tính, dự báo, quản lý và phòng trừ sinh vật gây hại.
c) Về phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên cấp tỉnh, huyện thông qua tổ chức các khóa đào tạo giảng viên cho cán bộ kỹ thuật.
- Nâng cao kỹ năng, kỹ  thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng cho cán bộ kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông viên cấp xã, các tổ đội bảo vệ thực vật và nông dân nòng cốt thông qua các lớp học hiện trường, tạo điều kiện cho đội ngũ này phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn trong công tác áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng tại địa phương.
- Phối hợp, lồng ghép thực hiện Đề án phát triển chương trình quản lý dịch hại tổng hợp với các chương trình, đề án khác như: Chương trình “Xây dựng cánh đồng lớn”; chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới; đề án giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn; đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; chương trình đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Trên cơ sở các đề án, các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.
d) Về chính sách:
- Tổ chức vận dụng và thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ như: Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009;...
- Hỗ trợ tập huấn đội ngũ giảng viên cấp tỉnh, huyện. Hỗ trợ kinh phí tập huấn nông dân và duy trì đội ngũ nông dân nòng cốt, thành lập các tổ, câu lạc bộ IPM ở cấp xã, hoặc kết hợp với các câu lạc bộ khuyến nông.
- Hỗ trợ xây dựng, biên soạn tài liệu huấn luyện IPM.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng IPM để chuyển giao, hướng dẫn cho nông dân làm theo và nhân rộng.
 
 
Tập tin đính kèm:
anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.593.671
Truy cập hiện tại 3.311 khách