Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TH Dạ Lê: Khởi động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning và tập huấn đánh giá mức độ ứng dụng CNTT
Ngày cập nhật 23/09/2016

Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là mục tiêu Trường Tiểu học Dạ Lê hướng đến.

Sau Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học 2016 – 2017, Trường Tiểu học Dạ Lê đã tổ chức tập huấn thiết kế bài giảng điện tử E-Learning cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

      Mời báo cáo viên hướng dẫn cho lớp tập huấn có Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần – Chuyên viên Phòng GD&ĐT và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Hà (GV THPT Nguyễn Trường Tộ). Về phía nhà trường, cán bộ phụ trách hỗ trợ có cô Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường và cô Hoàng Thị Thanh Nga, Tổ trưởng.

Thầy Nguyễn Văn Cần và cô Nguyễn Thị Ánh Hà trình bày bài giảng

     

      Tại lớp tập huấn, cán bộ, giáo viên đã được hướng dẫn thao tác thiết kế bài giảng trên phần mềm Adobe Presenter và phần mềm thử nghiệm Trí Việt.

      Với phần mềm Adobe Presenter, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Hà đã hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các tính năng, từ việc chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation) và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp, đến việc đóng gói sản phẩm bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về E-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.

Mở đầu lớp tập huấn, thạc sĩ Nguyễn Văn Cần nêu vắn tắt về cuộc thi bài giảng điện tử và bài giảng điện tử E-learning. Đây là một cuộc thi do Bộ GD&ĐT chủ trì, được tổ chức từ cấp trường, cấp thị xã, cấp Sở GD&ĐT và cấp toàn quốc. Cuộc thi Bài giảng điện tử E-learning là cơ hội để giáo viên và cán bộ quản lí thể hiện tài năng về một lĩnh vực giáo dục và đào tạo trực tuyến.

      Với phần mềm thử nghiệm Trí Việt (có giao diện và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt), thầy Nguyễn Văn Cần đã giúp giáo viên biết sử dụng các công cụ soạn thảo: công cụ multimedia (quay video, làm hiệu ứng, ghi âm, chụp ảnh, hiệu chỉnh các tư liệu media...); công cụ soạn thảo văn bản, tạo trang tài liệu; công cụ trình diễn; công cụ đóng gói hoàn thiện và xuất bản khóa học, đặc biệt các công cụ chuyên biệt như bản đồ tư duy, câu hỏi tương tác, đồ thị hàm số. Tuy nhiên, đây chỉ là phần mềm thử nghiệm, với giá trị bản quyền lên đến 20 triệu đồng thì việc sở hữu phần mềm còn là mong ước của nhiều giáo viên, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo.

      Một số giáo viên ban đầu vẫn còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với các phần mềm soạn giảng “mới”, chưa quen thiết bài giảng điện tử E-Learning. Tuy nhiên, sau khóa tập huấn, thầy cô giáo như được “tiếp lửa”, có thêm động lực và mong muốn sớm tạo ra sản phẩm vừa tham gia dự thi vừa phục vụ giảng dạy trong nhà trường.

   Sau phần tập huấn thiết kế bài giảng điện tử e-learning, nhà trường đã phổ biến và tập huấn về việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong nhà trường. Theo đó, tất cả các hoạt động về ứng dụng CNTT trong nhà trường đều được đánh giá bằng các chỉ số để xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các trường phổ thông, mầm non và các cơ quan hành chính.   

Tin tưởng rằng, trong năm học 2016 – 2017, giáo viên Trường Tiểu học Dạ Lê nói riêng và giáo viên ngành giáo dục thị xã Hương Thủy nói chung sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning các cấp, góp phần xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà trường.

Tin bài: Nguyễn Hương – Đồng Thịnh, Ảnh: Bích Thủy

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.475.247
Truy cập hiện tại 1.610 khách