Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tăng cường chỉ đạo và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019
Ngày cập nhật 20/02/2019
Theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, trong tháng 03/2019, tại Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây nên thời tiết sáng sớm có sương mù, ban ngày trời nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi; nông dân thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đạo ôn, rầy, sâu cuốn lá, ... tiếp tục phát sinh phát triển tích lũy và gây hại gia tăng mật độ, tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng và có khả năng gây hại nặng nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Để bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019 và hạn chế thiệt hại do các đối tượng sinh vật gây hại, ngày 18/02/2019, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã có Thông báo số 56  /TB-TTBVTV gửi UBND các huyện, thị  xã và thành phố Huế; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thị xã và thành phố Huế về việc tăng cường chỉ đạo và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019
 

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế quan tâm tập trung chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện một số nội dung sau:

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã bố trí cán bộ về cơ sở tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm, duy trì đảm bảo mực nước trên ruộng hợp lý và bón phân thúc sớm giúp cây lúa phát triển khỏe ngay từ đầu vụ. 
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường phối hợp với các địa phương (UBND xã, HTX, …) trong công tác điều tra, phát hiện sớm tình hình sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, chỉ đạo hướng dẫn nông dân phòng trừ, nhất là bệnh đạo ôn gây hại lúa; Khi phát hiện bệnh đạo ôn lá gây hại hướng dẫn nông dân ngừng bón phân đạm urê và các loại phân bón lá, giữ mực nước trong ruộng và tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc theo đúng liều lượng, nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc. Sau khi phun trừ 2-3 ngày kiểm tra kết quả phun trừ nếu thấy bệnh ngừng phát triển, vết bệnh khô trắng tiến hành chăm sóc để cây lúa phục hồi, nếu vết bệnh tiếp tục phát triển tiến hành phun trừ lại lần 2 để khống chế nguồn bệnh.
- Tăng cường công tác điều tra, giám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến các đối tượng côn trùng vào bẫy đèn (đặc biệt là rầy lưng trắng, rầy nâu); Khi phát hiện rầy lưng trắng cần thu thập mẫu để gửi giám định virus lùn sọc đen nhằm có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời khi phát hiện rầy mang nguồn virus.
- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, chuột, ... để có biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng trừ ngay từ diện hẹp tránh lây lan trên diện rộng.
- Tuyên truyền, khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ các đối tượng sinh vật gây hại như sâu, rầy khi mật độ đang còn thấp chưa đến ngưỡng phòng trừ, nhằm bảo vệ các loài sinh vật có ích (thiên địch); Hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), mô hình 3 giảm 3 tăng, ...
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc buôn bán vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, buôn bán không đúng quy định, không đảm bảo chất lượng.
 
Tập tin đính kèm:
anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.502.242
Truy cập hiện tại 6.128 khách