Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo cáo đột xuất khi phát sinh bất thường trong lĩnh vực thanh tra
Ngày cập nhật 20/04/2021

Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Theo đó, có 3 loại báo cáo: Định kỳ, chuyên đề và đột xuất.

Cụ thể, báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.

Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.

Công tác báo cáo phải bảo đảm nguyên tắc: Đầy đủ, chính xác, khách quan kịp thời; đúng quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và hướng dẫn tại Thông tư này.

Báo cáo bằng văn bản giấy hoặc điện tử

Báo cáo được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và được đóng dấu theo quy định.

Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp ký báo cáo thì được thực hiện theo quy định về ký thừa ủy quyền.

Báo cáo được gửi tới cơ quan nhận báo cáo bằng hệ thống văn bản điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc một số phương thức sau:

a- Gửi qua phần mềm hệ thống thông tin báo cáo của Thanh tra Chính phủ;

b- Gửi qua thư điện tử của cơ quan hành chính nhà nước;

c- Gửi trực tiếp;

d- Gửi qua dịch vụ bưu chính;

đ- Gửi qua Fax.

Thanh tra Chính phủ xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin báo cáo về các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn, an ninh thông tin phục vụ xây dựng, vận hành hệ thống thông tin báo cáo, chia sẻ dữ liệu theo các quy định của pháp luật.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng khi Thanh tra Chính phủ triển khai.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/5/2021.

Quốc Vũ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.503.927
Truy cập hiện tại 323 khách