Tìm kiếm
Báo cáo công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018
Ngày cập nhật 28/12/2017
  1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ NĂM 2017

I. KẾT QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tình hình tổ chức bộ máy

- Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã được giao 07 biên chế (05 biên chế viên chức và 01 hợp đồng theo Nghị định 68). Hiện tại tổng số biên chế có 06/07 (do chuyển công tác) trong đó 100% (5/5) biên chế viên chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên và 01 HĐ 68 có trình độ trung cấp.

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số (CBCT) tuyến xã và cộng tác viên dân số (CTV) thôn, tổ dân phố luôn duy trì hoạt động. Hiện tại, toàn thị xã có 12/12 CBCT đều là viên chức đang công tác tại trạm Y tế xã, phường, trong đó CBCT có trình độ đại học 04/12 người (chiếm 33%), trình độ trung cấp 08/12 người (chiếm 67%). Có 159 CTV hoạt động tại thôn, tổ dân phố hưởng phụ cấp 0,2 từ nguồn ngân sách tỉnh.

        2. Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành:

2.1. Công tác tham mưu cùng cấp:

 Trung tâm DS-KHHGĐ đã tham mưu cho UBND, BCĐ công tác DS-KHHGĐ thị xã các văn bản như:

+ Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về triển khai kế hoạch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, vùng khó khăn và đề án 52 đợt I năm 2017.

+ Thông báo số 03/TB-BCĐ ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về phân công nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo liên ngành về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thị xã Hương Thủy.

+ Báo cáo số 04/BC-BCĐ ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về báo cáo sơ kết chiến tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn đợt I năm 2017.

+ Thông báo số 06/TB-TTDS ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về thay đổi chỉ tiêu chuyên môn năm 2017.

+ Kế hoạch số 08/KH-BCĐ ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về hoạt động của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy năm 2017.

+ Kế hoạch số 09/KH-BCĐ ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về kiểm tra, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động chương trình DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2017.

+ Kế hoạch số 10/KH-BCĐ ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về tổ chức Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2017.

+ Kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đợt 2 năm 2017.

+ Báo cáo số 12/BC-BCĐ ngày 29 tháng 6 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về kết quả kiểm tra, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động chương trình DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2017.

+ Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 10 tháng 9 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về kiểm tra, đánh giá các cụm dân cư đạt 2 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2017-2017.

+ Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ về tổ chức các hoạt động truyền thông về Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, Ngày quốc tế trẻ em gái (11/10) và Ngày quốc tế người cao tuổi ( 01/10) năm 2017.

+ Kế hoạch số 16/KH-BCĐ ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về kiểm tra, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động chương trình DS-KHHGĐ cuối năm 2017.

+ Dự thảo Đề án về Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thị xã Hương Thủy; Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số-kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên và Đề án người cao tuổi giai đoạn 2018-2020.

2.2.Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý

+ Tổ chức công tác tổng kết DS-KHHGĐ năm 2016. Tổ chức ký giao ước thi đua năm giữa UBND với các ban, ngành, đoàn thể xã phường và các thôn tổ về chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2017; tổ chức ký cam kết mô hình CDC KCNSCT3 trở lên năm 2017.

+ Triển khai công văn số 11/TTDS ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã về việc tham gia nhập bổ sung thông tin sau khi đã rà soát lần cuối để in sổ A0 giai đoạn 2016-2020.

+ Triển khai Kế hoạch số 01/KH-BCĐ, ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về triển khai kế hoạch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, vùng khó khăn và đề án 52 đợt I năm 2017.

+ Triển khai Thông báo số 20/TB-TTDS, ngày 27 tháng 02 năm 2017 của

 Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã về việc thông báo phân công lãnh đạo và chuyên viên phụ trách địa bàn công tác DS-KHHGĐ tại các xã, phường.

+ Triển khai Kế hoạch số 02/KH-BCĐ, ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về việc tiếp tục triển khai xây dựng mô hình " Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”.

+ Công văn số 33/TTDS, ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã về việc chốt số liệu để phúc tra chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2017.

+ Triển khai Công văn số 05/BCĐ, ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về việc tăng cường xây dựng cụm mô hình không có người sinh con thứ 3 trở lên.

+ Phổ biến Công văn số 689/SYT-KHTC, ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Sở Y tế Thừa Thiên Huế; Công văn số 263/CV-TTYT, ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy về việc triển khai tạm thời giá dịch vụ KHHGĐ và SLTS-SS trong chương trình công tác DS-KHHGĐ cho đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã, phường.

+ Phổ biến Công văn số 07/CV-BCDDS, ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về việc tiếp tục triển khai câu lạc bộ phụ nữ có con một bề không sinh con thứ 3 trở lên.

+ Triển khai Công văn số 61/CV-TTDS, ngày 26 tháng 4 năm 2017 của Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về việc hướng dẫn đẩy mạnh tình hình TTXH, XHH các PTTT.

+ Phổ biến Công văn số 74/CV-TTDS, ngày 24 tháng 5 năm 2017 của Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy vể việc rà soát đối tượng bao cao su, thuốc uống tránh thai đề định hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác TTXH, XHH các PTTT trong thời gian tới.

+ Triển khai công văn số 13/BCĐ-DS, ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về việc tiếp tục thu qỹ phúc lợi theo Hương ước, quy ước thôn, tổ văn hóa.

+ Triển khai Quyết định số 74/2017/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT tại các cơ sở y tế công lập tỉnh.

+ Triển khai tuyên truyền phổ biến Quyết định số 84/2017/UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh TT-Huế về việc ban hành quy định một số chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

+ Triển khai Công văn số 158/TTDS, ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy về việc mời cán bộ chuyên trách họp đánh giá cán bộ viên chức cuối năm 2017.

+ Tổ chức giao ban chuyên trách định kỳ hàng tháng, giao ban mở rộng trạm trưởng trạm Y tế các xã, phường quý I, và thường xuyên giao ban cùng đội ngũ CTV dân số.

+ Chỉ đạo các xã, phường tiếp tục triển khai các chương trình, đề án theo đúng kế hoạch và hướng dẫn kinh phí của cấp trên đề ra.

2.3. Công tác phối kết hợp

- Ngay từ đầu năm đơn vị đã ký cam kết với các ban, ngành lồng ghép công tác DS-KHHGĐ vào các hoạt động thường xuyên của các ban, ngành, đoàn thể, cụ thể như:

+ Phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã chỉ đạo các Trạm Y tế phối hợp với các Trường tư vấn và khám kiểm tra sức khỏe cho Vị thành niên - Thanh niên; tại trạm y tế, Khoa sản và Đội BVBMTE/KHHGĐ khám thai kết hợp tư vấn sàng lọc trước sinh- sơ sinh; tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ trong các đợt tăng cường tại xã, phường và triển khai XHH PTTT.

+ Phối hợp với Hội nông dân thị xã tổ chức ra mắt CLB nam nông dân không sinh con thứ 3 trở lên tại 2 đơn vị: Thủy Phương, Thủy Bằng và duy trì sinh hoạt tốt 5 đơn vị Thủy Phù, Thủy Dương, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Tân. Tổ chức diễn đàn “Nam nông dân với công tác DS-KHHGĐ”.

+ Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ thị xã trong việc chỉ đạo các câu lạc bộ “ phụ nữ có con một bề không sinh con thứ 3 trở lên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình ” và nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh.

+ Phối hợp Đoàn thanh niên thị xã duy trì và triển khai hoạt động mô hình Tiền hôn nhân bằng cách lồng ghép nội dung này vào các hoạt động sinh hoạt Đoàn;Tổ chức Diễn đàn chăm sóc SKSS cho VTN/TN.

+ Phối hợp Đài truyền thanh thị xã tuyên truyền về DS/SKSS/KHHGĐ duy trì đưa tin và phát tin bài về các mô hình đề án...

+ Phối hợp với UBMTTQVN thị xã tổ chức hội nghị Hướng dẫn tuyên truyền xây dựng mô hình “Xã, phường cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” lồng ghép vào ngày Hội toàn dân đoàn kết.

+ Phối hợp với Hội người cao tuổi duy trì sinh hoạt các CLB  người cao tuổi tại 05 đơn vị Thủy Phương, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Châu và Thủy Dương.

+ Phối hợp với Trung tâm Văn hóa thị xã thực hiện băng rôn hưởng ứng các sự kiện truyền thông của ngành.

+ Cùng với các thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã kiểm tra, đánh giá toàn diện chương trình DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm và cuối năm;giám sát các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các xã phường.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU - KẾ HOẠCH

1.Công tác truyền thông

- 12/12 xã, phường đã ký kết hợp đồng với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền thường xuyên về công tác DS-KHHGĐ.

- 12/12 xã, phường phối hợp với cán bộ Văn hóa thông tin tuyến xã phát các nội dung tuyên truyền về DS-KHHGĐ trên hệ thống truyền thanh tuyến xã (theo băng đĩa và tài liệu Tổng cục DS-KHHGĐ xuất bản).

- Thực hiện treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi tuyên truyền về các chính sách DS-KHHGĐ trên các trục đường chính, nơi tập trung đông dân cư, tổ chức tuyên truyền trước trong chiến dịch và các đợt tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao, tháng hành động quốc gia về dân số, lễ kỷ niệm ngày dân số thế giới...

- Việc xây dựng mô hình “Cụm dân cư không sinh con thứ 3 trở lên” có

103/103 cụm đã triển khai cho các cặp vợ chồng ký cam kết không sinh con thứ 3

trở lên đến nay chỉ còn 97/103 cụm chưa vỡ, trong đó 79 cụm mới đăng ký, 17 cụm đạt 1 năm, 1 cụm đạt 3 năm . Đây là một chủ trương lớn nhằm hưởng ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng làng, thôn, tổ văn hóa, nhưng sự phối kết hợp tham gia của các ban, ngành, đoàn thể liên quan chỉ mới dừng lại ở mức độ đăng ký, ký cam kết, chưa có chỉ đạo chặt chẽ, thiếu kế hoạch cụ thể, thiếu sự đôn đốc kiểm tra, đặc biệt thiếu sự tập trung nguồn lực, nhân lực sau khi đã tiến hành ký cam kết và thiếu các hoạt động như hội họp, sự vận động, tuyên truyền giáo dục thường xuyên tại cụm dân cư mới đăng ký và đang duy trì.

Tóm lại: Công tác truyền thông đã đạt được một số kết quả như nâng cao nhận thức và thực hành của các nhóm đối tượng về sử dụng dịch vụ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng; nguyên nhân, hậu quả lựa chọn giới tính khi sinh, hôn nhân cận huyết thông, kết hôn sớm... đem lại thực hiện hiệu quả kế hoạch hóa gia đình, thực hiện gia đình ít con để duy trì mức sinh thấp, hợp lý góp phần nâng cao chất lượng dân số; thích ứng với già hóa dân số; tăng cường lồng ghép các yếu tố dân số, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

2. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

-Phối hợp với Trung tâm Y tế triển khai tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Thực hiện công tác theo dõi các biện pháp tránh thai (BPTT) và đối tượng đang sử dụng BPTT hiện đại.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các BPTT, tình hình cung cấp các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS; tình hình sử dụng phân phối thuốc thiết yếu, vật tư y tế theo các BPTT lâm sàng, theo dõi, quản lý các đối tượng thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại các địa bàn, cung cấp thông tin, tư vấn cho đối tượng mới thực hiện BPTT….

- Tiếp nhận và cung cấp đầy đủ, kịp thời về số lượng cũng như chất lượng các PTTT cho các đơn vị. Trong năm 2017 đã cấp phát như sau:

Miễn phí:

        + Vòng tránh thai Tcu 380A: 100 chiếc;

+ Thuốc uống tránh thai: 1400 vỉ;

        + Thuốc tiêm tránh thai:          440 lọ;

+ Bao cao su :   11.000 cái;

        + Thuốc cấy tránh thai:             2 que;

 

Tiếp thị, Xã hội hóa

        + Vòng tránh thai Ideal: 800 chiếc;

+ Thuốc uống TT Lovepill: 300 vĩ;

        + Bao cao su NightHappy: 700 cái;

+Thuốc uống NightHappy: 500 vĩ;

        + Bao cao su Yes: 10.490 cái;

+ Bao cao su Hello:   7.056 cái;

        + Bao cao su Hello Plus: 720 cái;

+ Thuốc uống TT Anna: 250 vỉ.

Trung tâm đã thanh toán đủ số tiền theo kênh TTXH và XHH cho Chi cục.

3. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình DS – KHHGĐ

Theo báo cáo thống kê chuyên ngành của thị xã công tác DS-KHHGĐ trong

năm đạt được một số kết quả như sau:

a. Quản lý dân số (Phụ lục 2a)

- Tổng số nhân khẩu:                                  106.167 người

- Dân số trung bình :                                  105.530 người

- Tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng:  17.504 người

- Tổng số trẻ em sinh ra:                          1.650 trẻ 

     +Tỷ số giới tính khi sinh:   112 Trẻ sơ sinh Trai/100 Trẻ sơ sinh Gái

     +Tỷ suất sinh thô:   15,64%o  ;      Tỷ lệ giảm sinh:    0.05 %o

     +Tổng số trẻ là con thứ 3 trở lên:   243 trẻ;

     +Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 14.73%; Tỷ lệ giảm CT3 trở lên: 0.73%

b. Quản ly KHHGĐ (phụ lục 2b)

  1. Tổng số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT hiện đại: 11.251 người

Trong đó:

- Triệt sản:                           429 cas;         Nam: 4 cas

- Vòng tránh thai:              7.219 cas;

- Thuốc cấy tránh thai:         164 cas;

- Thuốc uống tránh thai:    1.348 cas;

- Thuốc tiêm tránh thai:        190 cas;

- Bao cao su:                     1.901 cas;

  1. Số người mới áp dụng BPTT hiện đại năm 2017: 4.507 cas /4.665 cas đạt 96,6% so với chỉ tiêu kế hoạch giao (Phụ lục 1b)

Trong đó:

- Triệt sản:                         28/20  cas                   đạt 140,0 %          so với kế hoạch

- Vòng tránh thai:            1.002/1.000 cas đạt 100,2  % so với kế hoạch

- Thuốc cấy tránh thai:        38/45 cas            đạt  84,4 %        so với kế hoạch

Riêng đối với các BPTT sau tính chỉ tiêu số người đang sử dụng:

- Thuốc uống tránh thai:   1.348/1.600 cas  đạt  84,3%   so với kế hoạch

- Thuốc tiêm tránh thai:              190/100    cas   đạt 190%     so với kế hoạch

- Bao cao su:                    1.901/1.900 cas   đạt 100,1%  so với kế hoạch

      c. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dân số:

- 12/12 cán bộ chuyên trách được tập huấn bồi dưỡng kiến thức cơ bản 3 tháng về DS-KHHGĐ

- Trung tâm DS - KHHGĐ thị xã thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố kiến thức cho CTV kết hợp vào ngày giao ban CTV hàng tháng tại Trạm y tế.

     d.  Công tác thi đua, khen thưởng

Đã khuyến khích, động viên kịp thời cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác DS - KHHGĐ, kết quả như sau:

Tại Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế): Tặng Giấy khen cho Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Hương Thủy và 16 kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân số.

Tại UBND tỉnh: Tặng Bằng khen của UBND cho cán bộ và nhân dân thị xã, 01 cá nhân của Trung tâm DS-KHHGĐ.

  Tại Sở Y tế : Tặng Giấy khen cho tập thể phường Thủy Dương, 01 cá nhân và 07 lao động tiên tiến.

  Tại thị xã: Tặng Giấy khen của UBND thị xã cho 03 tập thể và 05 cá nhân. 

e. Hệ thống thông tin chuyên ngành

- Duy trì và vận hành hoạt động ổn định cơ sở dữ liệu tại kho điện tử, tổ

chức công tác thu thập thông tin biến động về DS-KHHGĐ năm 2017 và cập nhật vào cơ sở dữ liệu kho điện tử tuyến thị xã đảm bảo được kết xuất đúng quy định.

- Tại 12/12 xã, phường thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác rà soát cập nhật thông tin biến động DS-KHHGĐ năm 2017 lên kho dữ liệu điện tử, công tác in ấn sổ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ cho CTV bổ sung thường xuyên.

- Kiểm tra, rà soát báo cáo thống kê chuyên ngành từng tháng và từng quý của các xã, phường.

g. Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá

Năm 2017, đã tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả hoạt động tuyến cơ sở 2 đợt, nhằm đánh giá toàn diện tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm; Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1 và đợt 2 luôn được kịp thời. Qua đó đoàn đã giải quyết những khó khăn, vướng mắc và khắc phục những thiếu sót giúp cho việc quản lý, điều hành chương trình ngày càng hiệu quả hơn.

4. Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

4.1. Hoạt động sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh

- Duy trì các hoạt động “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền vận động phát hiện can thiệp sớm bệnh, tật ở thai nhi và sơ sinh tại 12 xã, phường. Trong 10 tháng đầu năm có 1.428/1.577 phụ nữ đang mang thai được tư vấn và khám thai trực tiếp tại Trạm y tế; tổ chức 27/24 buổi nói chuyện chuyên đề có 1.255 người tham gia, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của thị xã 11 lần và các xã, phường 132/144 lần để nâng cao hiểu biết, nhận thức tầm quan trọng của SLTS/SLSS;

- Theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện của việc lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh và siêu âm chẩn đoán sàng lọc trước sinh cho các phụ nữ đang mang thai. Kết quả năm 2017 như sau:

+ Siêu âm sàng lọc trước sinh thực hiện được: 902/1.577 phụ nữ mang thai tham gia sàng lọc tuyến trên, đạt tỷ lệ 57,2%;

+ Số trẻ sơ sinh được xét nghiệm lấy máu gót chân: 56/1.099 trẻ, đạt tỷ lệ 5,2%.           

  4.2. Hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Các cấp luôn quan tâm triển khai, duy trì hoạt động các CLB của 9 xã, phường với các hoạt động như: Phối hợp Hội liên hiệp phụ nữ thị xã và Hội LHPN các xã, phường vào những ngày lễ 8/3, 20/10 tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ, tọa đàm để nâng cao nhận thức của người dân về giới, giới tính, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh... đã tổ chức 27/27 buổi với 1.216 người tham gia; Tổ chức diễn đàn hưởng ứng chiến dịch truyền thông về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh có hơn 50 người tham dự, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh 96/96 lần với 33 tin bài, treo băng rôn tuyên truyền... ; Cán bộ chuyên trách, nữ hộ sinh và CTV dân số thường xuyên rà soát, đối chiếu giới tính khi sinh và tăng cường tuyên truyền trực tiếp về nguyên nhân, hệ lụy, giải pháp của mất cân bằng giới tính khi sinh tại hộ gia đình.

4.3. Hoạt động Kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân

 -Thực hiện mô hình này với các hoạt động như: Phối hợp với Đoàn thanh niên thị xã chỉ đạo Đoàn thanh niên xã, phường, trường THPT duy trì hoạt động cho 11 CLB “Tiền hôn nhân” (9 CLB xã, phường và 2 CLB trường THPT) triển khai các hoạt động như tổ chức tập huấn Ban chủ nhiệm mới và cũ cung cấp thêm các kiến thức về DS/SKSS/KHHGĐ và kỹ năng tuyên truyền tổ chức thực hiện CLB Tiền hôn nhân; Tuy không có kinh phí nhưng các Trạm y tế tổ chức khám kiểm tra sức khỏe và tư vấn về chăm sóc SKSS, tư vấn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục…cho 1.362 em vị thành niên/ thanh niên(VTN/TN) trên địa bàn; đảm bảo sinh hoạt mỗi quý/lần lồng ghép trong sinh hoạt Đoàn; Ban chủ nhiệm CLB chủ động phối hợp với cán bộ tư pháp, Trạm y tế xã, phường tổ chức 23/22 buổi sinh hoạt cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN, để nâng cao kỹ năng thực hành về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN giúp Đoàn Thanh niên cơ sở nhiều nội dung hoạt động phong phú, thường xuyên, tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm và có thai ngoài ý muốn ở các địa phương năm sau giảm hơn năm trước; tổ chức 132/132 lần phát thanh trên hệ thống truyền thanh của xã, phường.

 - Góc truyền thông tại phường Thủy Dương được duy trì đã tổ chức 02 buổi trao giấy chứng nhận kết hôn cho 10 cặp vợ chồng mới đăng ký kết hôn, có 26 người tham gia. Ngoài ra các CLB còn lại lồng ghép các buổi sinh hoạt tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho 41 cặp vợ chồng mới đăng ký.

4.4. Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển (gọi tắt ĐA 52)

- Duy trì các hoạt động của CLB “Nam nông dân không sinh con thứ 3 trở lên” tại 07 đơn vị: Thủy Phù, Thủy Dương, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Bằng (trong năm mở rộng thêm 02 đơn vị: Thủy Phương và Thủy Bằng).

- Đã tổ chức được 14/14 buổi sinh hoạt với 755 người tham dự. Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, phường 96 lần. Tổ chức 02 buổi sự kiện truyền thông cho Nam nông dân tại xã Thủy Phù, Thủy Tân có gần 200 người tham dự. Thường xuyên tổ chức các đợt tăng cường truyền thông dịch vụ tại TYT;

- Đội tuyên truyền ĐA 52 thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông lưu động ở các nơi đông dân cư với nhiều hình thức phong phú giúp người dân nâng cao kiến thức và cung cấp kịp thời về chăm sóc SKSS/KHHGĐ tạo sự tin tưởng cho đối tượng khi tham gia thực hiện dịch vụ về KHHGĐ.

4.5.Hoạt động Người cao tuổi dựa vào cộng đồng:

Duy trì tốt các hoạt động tại 5 CLB người cao tuổi (NCT) Thủy Phương, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Châu và Thủy Dương. Các hoạt động chủ yếu lồng ghép các hoạt động của Hội người cao tuổi đã tổ chức được 15/15 buổi với 611 cụ ông, cụ bà tham dự, qua đó đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại các địa bàn; hỗ trợ các hoạt động NCT lồng ghép tuyên truyền thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại các địa bàn; tổ chức 72/72 lần tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của xã, phường các nội dung nhằm phát huy vai trò NCT và thích ứng già hóa chủ động, nâng cao hiểu biết, nhận thức về sức khỏe thể chất ở NCT, những bệnh thường gặp và cách phòng tránh...  

 III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia:  0 đồng

2. Kinh phí NS tỉnh chi cho công tác DS-KHHGĐ:     1.361.426.000 đồng

 cụ thể:        + Chi cho bộ máy TTDS-KHHGĐ :                     812.448.000 đ

                   + Chi Phụ cấp CTV         :                                   478.908.000 đ

                   + Chi hỗ trợ các hoạt động truyền thông cấp xã:             70.070.000 đ

3. Kinh phí cấp xã đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ: 112.978.000đồng

                   + Chi dịch vụ KHHGĐ :                                                  46.348.000 đ

                   + Chi các hoạt động truyền thông  :                     27.950.000 đ

                   + Chi hoạt động Ban DS-KHHGĐ :                              38.680.000 đ

4. Kinh phí thôn, tổ dân phố thu vi phạm chính sách dân số theo Hương ước, Quy ước: 16.670.000 đồng (phụ lục 3a)

5. Tình hình giải ngân : 100 %

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhìn chung năm 2017 công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn thị xã Hương Thủy đạt được một số kết quả tích cực: So với năm 2016 giảm mức sinh 0.05 %0, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,74% (vượt KH), giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,6%o (vượt KH). Bên cạnh đó vẫn còn 6/12 đơn vị mức sinh cao (>16%o) như Thủy Bằng 23,36%o; Dương Hòa 18,56%o; Phú Sơn, Thủy Tân, Thủy Thanh 17%o; Thủy Châu 16,26%o. Có 5/12 đơn vị tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao hơn Nghị quyết Thị ủy đề ra (=<15%) như Phú Sơn 22,22%; Phú Bài 16,50%; Thủy Thanh 15,44%; Thủy Tân 15,58%; Thủy Châu 15,14%. Nhóm trên 35 tuổi vẫn còn sinh con thứ 3 trở lên cao đây là nguy cơ đáng lo ngại trong việc nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại có tăng lên nhưng vẫn còn 6/12 đơn vị còn mức < 65%, thấp nhất là Thủy Vân 60,4%; Thủy Lương, Phú Bài, Thủy Phương 61%. Các BPTT hiện đại mới trong năm đều đạt và vượt, riêng thuốc cấy ngoài thị trường quá đắt, viên uống tránh thai do chỉ tiêu phân bổ quá cao nên không đạt. Số cán bộ, Đảng viên vi phạm tại các xã, phường ngày càng tăng, toàn thị xã có 9 cán bộ, đảng viên (phường Thủy Châu chiếm 4 người) vi phạm chính sách dân số trong đó giáo viên, cán bộ Trường học 4/9 người (chiếm 44,4%), chưa sử lý trường hợp nào (phụ lục 5b). Về những hoạt động truyền thông đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ vào cuộc sống của nhân dân; nhận thức đúng về công tác DS-KHHGĐ được nâng lên, quan niệm về hôn nhân và sinh đẻ của người dân đã từng bước chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực như có nhiều người kết hôn muộn, đẻ thưa, đẻ ít để nuôi con khỏe, dạy con ngoan; các dịch vụ KHHGĐ được triển khai rộng khắp, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thực hiện chính sách Dân số, nhờ đó đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.

V. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác DS-KHHGĐ trong năm 2017 vẫn còn nhiều mặt hạn chế, khó khăn nhất định:

- Mức sinh giảm chậm và không bền vững và ở một số địa phương còn mức cao.

- Nhận thức, ý thức chấp hành chính sách Dân số của một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên về công tác DS-KHHGĐ chưa cao, quy mô gia đình ít con từ 1 hoặc 2 con chưa được chấp nhận, tư tưởng đông con, với tư tưởng phải có con trai còn nặng. Vi phạm sinh con thứ ba trở lên của một số cán bộ, đảng viên là giáo viên đang có xu hướng tăng, mà hiện nay nội dung Dân số và phát triển đã được đưa vào giáo dục trong các trường học.

- Một số đơn vị có biến động về cộng tác viên dân số, nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên tiếp cận với nhóm đối tượng đặc thù.

- Đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, kinh phí cho chương trình DS-KHHGĐ ngày càng thu hẹp mà nội dung hoạt động nới rộng.

2.Nguyên nhân những khó khăn, hạn chế

- Sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở thiếu quan tâm, chú trọng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình chưa được thường xuyên, sâu sát.

 - Việc xây dựng các biện pháp để thực hiện các văn bản pháp luật liên quan còn hình thức, chưa bám sát vào tình hình thực tế địa phương.Tuyên truyền, giáo dục, triển khai, quán triệt các văn bản pháp luật liên quan còn chậm.

- Việc xử lý người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chưa nghiêm minh, cán bộ, đảng viên là tiên phong gương mẫu để nhân dân tin tưởng noi theo nhưng đã thiếu gương mẫu trong việc thực hiện chính sách dân số.

- Phong tục tập quán và những yếu tố tâm lý về quy mô gia đình lớn và giới tính con cái còn nặng nề. Nhóm tuổi phụ nữ trên 35 tuổi sinh thêm con thứ 3 trở lên cao mà nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi và ảnh hưởng sức khỏe khi mang thai lớn tuổi cũng tăng dần. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nguy cơ về chất lượng dân số.

 

  1. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC

DÂN SỐ - KHHGĐ NĂM 2018

 I. MỤC TIÊU

Tiếp tục duy trì mức giảm sinh, giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn; tập trung thực hiện nâng cao chất lượng dân số về thể chất nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh bền vững đất nước; khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; giảm số người vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn; quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông gắn liền với việc cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

II. CHỈ TIÊU

- Mức giảm sinh:                               0,25 %o

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt:       <1,1 %

- Mức giảm tỷ lệ con thứ 3 trở lên:    0,5 %

- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh:                36,2 %

- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh:                              40%

- Khống chế tỷ số giới tính khi sinh ở mức: < 109,8 bé trai/100 bé gái

-Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại : Từ 3-5 %

- Chỉ tiêu biện pháp tránh thai hiện đại năm 2018 là: 4.665 cas

     Trong đó chỉ tiêu theo từng  BPTT như sau:

          Triệt sản:  20 cas;                   Thuốc tiêm tránh thai: 100 cas;

          Đặt DCTC: 1.000 cas;             Thuốc uống tránh thai: 1.600 cas;

Thuốc cấy tránh thai: 45 cas;    Bao cao su: 1.900 cas.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1/ Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp về công tác Dân số và phát triển. Đưa công tác Dân số và phát triển đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, Đảng viên trong việc thực hiện chủ trương chính sách về công tác dân số và phát triển, nhất là sinh đủ 2 con chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.

2/ Để giải quyết toàn diện những vấn đề dân số, Bởi quy mô Dân số của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang ở giai đoạn cực đại, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý. Bằng cách tiếp tục nắm chắc các hộ gia đình có đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, và với nhiều phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, tiếp cận để thu thập được tâm tư nguyện vọng nhu cầu sinh thêm trong các năm 2018-2020. Có kế hoạch khống chế, xây dựng các hoạt động tập trung tuyên truyền trực tiếp cụ thể cho từng hộ này.Tiếp tục giảm sinh ở những địa phương có mức sinh cao và duy trì kết quả đã đạt được ở những địa phương đã đạt mức sinh thay thế.

3/ Căn cứ vào 3 đề án UBND tỉnh đã phê duyệt: Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN, Đề án người cao tuổi dựa vào cộng đồng giai đoạn 2017-2020. Tăng cường tham mưu 3 đề án trên phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương để triển khai nhằm thích ứng với thời kỳ gìa hóa Dân số thông qua việc phát huy vai trò và tăng cường Chăm sóc NCT; giảm tình trạng quan hệ tình dục trước hôn

nhân, nạo phá thai lứa tuổi VTN/TN; đồng thời can thiệp tình trạng MCBGTKS,

 từng bước tiến tới đưa tỷ số GTKS trở lại mức tự nhiên.

4/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động xã hội nhằm tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức, thái độ, hành vi về Dân số và phát triển, triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các kênh truyền thông tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao chất lượng các mô hình cung cấp dịch vụ được triển khai đến từng gia đình và người sử dụng các BPTT, nhằm giảm mức sinh và có được quy mô dân số và cơ cấu dân số hợp lý.

5/ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 84/2017/QĐ-UB ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh về ban hành quy định một số chính sách về  DS-KHHGĐ (thay thế QĐ số 28); Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 05/02/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tiếp tục triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2016-2020 gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ”.

 III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để công tác DS-KHHGĐ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch góp phần vào sự phát triển chung của thị xã trong những năm tới, Trung tâm DS- KHHGĐ thị xã có đề xuất - kiến nghị như sau:

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về 3 đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, Người cao tuổi, Tiền hôn nhân giai đoạn 2017-2020. Với thực trạng hiện nay tỷ số GTKS trên địa bàn thị xã Hương Thủy rất cao 112 Bé trai/100bé gái (bình thường103-106 BT/100 BG), mà vấn đề cơ cấu dân số đang là vấn đề thách thức lớn của chương trình Dân số trong giai đoạn hiện nay, trong đó cơ cấu dân số theo giới tính là đã mất cân bằng GTKS, đang có chiều hướng gia tăng. Để khống chế tỷ số GTKS dần trở lại mức bình thường. Trung tâm DS-KHHGĐ đã tham mưu UBND thị xã Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2018-2020, Kính mong Thị ủy, HĐND và UBND thị xã quan tâm xem xét sớm phê duyệt Đề án và hỗ trợ thêm các hoạt động của Kế hoạch Tiền hôn nhân, Người cao tuổi giai đoạn 2017-2020 mà UBND đã phê duyệt.

 

Thanh Đoàn
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.515.404
Truy cập hiện tại 4.825 khách