Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tình hình thực hiện nhiệm vụ Y tế, DS-KHHGD năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019
Ngày cập nhật 24/12/2018

I. Hoạt động tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành:

          1. Tham mưu UBND thị xã ban hành Kế hoạch chỉ đạo triển khai công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn thị xã như: Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thị xã Hương Thủy năm 2018; Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thị xã Hương Thủy năm 2018; Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Mùa Lễ hội Xuân năm 2018; Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2018; Kế hoạch Phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2018; Kế hoạch hưởng ứng Thang Hành động quốc gia về HIV/AIDS năm 2018.

          2. Tham mưu UBND thị xã ban hành các công văn chỉ đạo cụ thể theo nội dung như: Công văn chỉ đạo công tác hoạt động của Hội Đông y thị xã; Chỉ đạo quản lý việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo – từ thiện theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm tại lễ hội “Chợ quê ngày hội”; Chỉ đạo tăng cường triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã; Chỉ đạo tăng cường các hoạt đông tuyên truyền “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” 2018; Chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2018; Chỉ đạo đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão, lũ năm 2018; Chỉ đạo tăng cường công tác tiêm chủng

trên địa bàn thị xã; Chỉ đạo vận động người dân thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT.

          3. Tham mưu UBND thị xã ban hành các Quyết định thành lập, kiện toàn các Ban chỉ đạo, các đoàn kiểm tra liên quan đến lĩnh vực y tế.

          II. Hoạt động kiểm tra

          1. Thành lập và tổ chức triển khai các Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018; Festival 2018; Tháng Hành động 2018; Thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018; Lễ hội Quán Thế Âm 2018; Lễ hội Điện Huệ Nam 2018; Kiểm tra các bếp an bán trú trường học; Kiểm tra liên ngành công tác Hành nghề Y, Dược tư nhân năm 2018.

          2. Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn lao động, phòng chống cháy nổ 2018; Đoàn phòng chống Ma túy – Mại dâm năm 2018; Đoàn ATTP về sản xuất , kinh doanh rượu gạo 2018; Tham gia kiểm tra công tác Nông thôn mới.

          3. Cử cán bộ tham gia các Đoàn giám sát về ATTP của Mặt trận, Đoàn thể tổ chức.

4. Tổ chức kiểm tra, phúc tra Y tế xã năm 2018; kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong.

          III. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn, sơ kết, tổng kết và các hoạt động khác

          1. Phối hợp Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã tổ chức 04 lớp tập huấn, phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho gần 700 đối tượng tham gia tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã (gồm cán bộ chuyên trách ATTP phường, xã; cán bộ y tế trường học; nhân viên cấp dưỡng trường học; hội viên Hội Nông dân; hội viên Hội Phụ nữ; các cá nhân, tổ chức đang tham gia các hoạt động kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã).

          2. Phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tổ chức 01 lớp tập huấn về công tác phòng, chống tác hại thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc cho 60 đối tượng là cán bộ các cơ quan hành chính cấp thị xã và cấp xã.

          3. Xây dựng các cụm bạt băng rôn tuyên truyền về: công tác đảm bảo VSATTP trước, trong và sau tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; đảm bảo ATTP Festival 2018; về hưởng ngày Ngày thế giới Không khói thuốc lá 31/5; về ATTP dịp Tết Trung thu 2018; về Hưởng ứng Tháng Hành động HIV/AIDS 2018…

          4. Tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vệ sinh ATTP” năm 2018.

          5. Tổ chức lễ phát động “Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5 và hưởng ứng tuần lễ quốc gia không khói thuốc lá năm 2018” với hơn 500 người tham gia.

          6. Tổ chức Sơ kết công tác phòng, chống dịch 6 tháng, 9 tháng....

          7. Tiếp nhận, tham mưu thụ lý và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công thị xã lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng (03 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; 03 Bản cam kết đảm bảo điều kiện VSATTP thuộc thẩm quyền cấp huyện; 79 Giấy xác nhận kiến thức VSATTP).

          13. Giám sát công tác Khám chữa bệnh; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

         II. Công tác khám, chữa bệnh; Y tế dự phòng.

         1. Công tác dự phòng

         Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, chủ động triển khai phòng chống các bệnh dịch ngay từ đầu năm về các hoạt động vệ sinh môi trường, giải quyết tốt và đề ra biện pháp khống chế chủ động các vectơ truyền bệnh;

         Giám sát dịch thường xuyên nhất là dịch sốt xuất huyết, chú trọng những vùng trọng điểm, những vùng lũ lụt lớn, thông tin báo cáo kịp thời, triển khai thực hiện và giám sát bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng, cúm gia cầm AH5N1, AH1N1, dịch tiêu chảy cấp, tay chân miệng ...

         Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và chương trình y tế địa phương theo tiến độ hoạt động chương trình như: TCMR, PCSR, PC các bệnh do thiếu hụt lode,... các hoạt động chương trình đều đạt chỉ tiêu kế hoạch 9 tháng đầu năm 2018.

         2. Công tác khám, chữa bệnh (kèm theo file tổng hợp của Trung tâm Y tế thị xã).

         3. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

       - Thường xuyên tổ chức học tập các Chỉ thị của Chính phủ và Bộ Y tế. Phấn đấu xây dựng bệnh viện theo “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2018” đạt mức khá;

       - Tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại cơ sở KCB qua các buổi họp hội đồng người bệnh chiều thứ 5 hàng tuần;

       - Thường xuyên nhắc nhở CBVC học tập các quy chế chuyên môn của bệnh viện, chức trách cá nhân, chế độ giao tiếp với người bệnh và đồng nghiệp, rèn luyện y đức, Bộ luật lao động.

       - Thay đổi phong cách của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

       7. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình .

* Về Dân số: 

  • Dân số đầu kỳ: 106.167; Dân số cuối kỳ: 107.280; Dân số trung bình: 106.724
  • Tổng số PN 15-49 tuổi có chồng: 16.628
  • Tổng số trẻ em sinh ra: 1.578

+ Tỷ suất sinh thô: 14,79%o28;

  • Tổng số trẻ là con thứ 3 trở lên: 230, chiếm tỷ lệ: 14,58%29;
  • Tỷ số giới tính khi sinh: 110 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái;
  • Tăng 10 % NCT (đạt 71%) được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe.
  • 50% VTN/TN có hiểu biết cơ bản về một số vấn đề DS-KHHGĐ (các BPTT, khám sức khỏe tiền hôn nhân…).

* Về KHHGĐ:

  1. Tổng số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT hiện đại: 11.243 người, tỷ lệ CPR 67,6% tăng 3,3% so với năm 2017. Cụ thể (phụ lục 2b).
  • Triệt sản:                           420  cas;         Nam: 02 cas
  • Vòng tránh thai:               7.239 cas;
  • Thuốc cấy tránh thai:          163 cas;
  • Thuốc uống tránh thai:     1.323 cas;
  • Thuốc tiêm tránh thai:         191 cas;
  • Bao cao su:                        1.907 cas;
  1. Số người mới áp dụng BPTT hiện đại mới trong năm 2018: 4.515cas/4.665 cas đạt 96,8% tăng 0,9% so với năm 2017 (Phụ lục 1b).

Trong đó:

  • DCTC: 1.035/1.000 cas               đạt tỷ lệ 103,5%    so với kế hoạch
  • Triệt sản: 37/20 cas                     đạt tỷ lệ 185,0%    so với kế hoạch
  • Thuốc cấy: 22/45 cas                   đạt tỷ lệ 48,9%;    so với kế hoạch

Riêng đối với các BPTT sau tính chỉ tiêu số người đang sử dụng:

  • BCS: 1.907/1.900 cas                  đạt tỷ lệ 100,4%;   so với kế hoạch
  • Thuốc uống: 1.323/1.600 cas      đạt tỷ lệ 82,7%;     so với kế hoạch
  • Thuốc tiêm: 191/100 cas              đạt tỷ lệ 191,0%;   so với kế hoạch

* Về công tác quản lý tài chính: (Đvt: đồng)

  • Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia:  399.315.000 đồng
  • Kinh phí NS tỉnh chi cho công tác DS-KHHGĐ:  1.252.176.000 đồng
  1.  Cụ thể: 
  • Chi cho bộ máy Phòng Dân số:                                   535.636.000 đồng
  • Chi Phụ cấp CTV:                                                      496.080.000 đồng
  • Chi hỗ trợ các hoạt động truyền thông cấp xã:            220.460.000 đồng
  • Kinh phí cấp xã đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ: 114.860.000 đồng (phụ lục 3c)
  • Chi dịch vụ KHHGĐ:                                         34.355.000 đồng
  • Chi các hoạt động truyền thông:                         50.980.000 đồng
  • Chi hoạt động Ban DS-KHHGĐ:                       29.525.000 đồng
  • Tình hình giải ngân: 100%

* Những khó khăn, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác DS-KHHGĐ trong năm 2018 vẫn còn nhiều mặt hạn chế, khó khăn nhất định:

  • Mức sinh giảm không bền vững và ở một số địa phương còn mức cao.
  • Nhận thức, ý thức chấp hành chính sách Dân số của một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên về công tác DS-KHHGĐ chưa cao, quy mô gia đình ít con từ 1 hoặc 2 con chưa được chấp nhận, tư tưởng đông con, với tư tưởng phải có con trai còn nặng. Vi phạm sinh con thứ ba trở lên của một số cán bộ, đảng viên là giáo viên đang có xu hướng tăng trong khi đó hiện nay nội dung Dân số và phát triển đã được đưa vào giáo dục trong các trường học.
  • Một số đơn vị có biến động về cộng tác viên dân số, nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
  • Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên tiếp cận với nhóm đối tượng đặc thù.
  • Đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, kinh phí cho chương trình DS-KHHGĐ ngày càng thu hẹp mà nội dung hoạt động nới rộng.

 

Thanh Đoàn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.528.790
Truy cập hiện tại 2.776 khách