Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 23/11/2016

 Với những mục tiêu chung là phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn 2010-2015, tiếp tục phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Thừa Thiên Huế; Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội ở các cơ sở trợ giúp xã hội và  xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến của tỉnh. Ngày 18/11/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế


 

Theo đó, ngoài các mục tiêu chung thì các mục tiêu cụ thể là:

a) Tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội ở địa phương; Hỗ trợ, nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các huyện, thị xã và thành phố, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác;
b) Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 70% số cán bộ, viên chức, nhân viên và tình nguyện viên công tác xã hội đang tham gia tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
c) Tổ chức hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, cơ sở trợ giúp xã hội triển khai thực hiện quản lý trường hợp với người khuyết tật theo Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06/1/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật:
- Phấn đấu ít nhất 20% số người khuyết tật tại các xã, phường, thị trấn được quản lý trường hợp; 100% số người khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội được quản lý trường hợp;
- Đối với các đối tượng yếu thế khác, sẽ thực hiện quản lý khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương.
d) Từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội về các lĩnh vực của đời sống xã hội cho các nhóm đối tượng, người dân có nhu cầu;
đ) Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ hợp pháp để thực hiện các hoạt động của Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2016-2020;    
e) Xây dựng mạng lưới Cộng tác viên công tác xã hội ở xã, phường, thị trấn. Đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 đến 02 Cộng tác viên công tác xã hội (tùy theo quy mô dân số của mỗi xã, phường, thị trấn) với mức phụ cấp hàng tháng phù hợp với chức năng nhiệm vụ theo quy định;
g) Xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

 Với các nhiệm vụ cụ thể là:

1. Thống kê, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên, tình nguyện viên công tác xã hội; các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội để lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại về công tác xã hội.
2. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết về Đề án xây dựng mạng lưới Cộng tác viên công tác xã hội ở các xã, phường, thị trấn trên cơ sở bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về công tác xã hội cho đội ngũ Cộng tác viên công tác trẻ em đã quy định tại Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 31/8/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016-2020 và Cộng tác viên làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
3. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản về công tác xã hội, tổ chức hội thảo, tập huấn, hướng dẫn trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Trung ương:
a) Thực hiện quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội đối với những người làm công tác xã hội trong các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tại cộng đồng, trong đó tập trung vào việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp và phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ nghề công tác xã hội.
b) Thực hiện các quy trình quản lý trường hợp tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; nhất là các nhóm đối tượng đặc thù gồm: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần áp dụng tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng.
c) Xây dựng và ban hành hướng dẫn việc áp dụng, quy định trợ cấp, phụ cấp đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề theo đúng quy định của pháp luật.
d) Rà soát, hoàn thiện các quy định về cơ chế, chính sách phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội
4. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội:
a) Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Nâng cao năng lực hoạt động dịch vụ công tác xã hội hiện có tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập; khuyến khích hình thức hợp tác giữa Nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức quản lý cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
- Hình thành và phát triển mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong hệ thống trường học, bệnh viện, trong ngành tư pháp và các lĩnh vực khác; trong đó, tập trung phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, giải quyết vấn đề nghèo đói và những vấn đề xã hội khác;
- Củng cố, phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội lồng ghép với các chương trình, đề án của Chính phủ về người cao tuổi, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bình đẳng giới và phát triển nghề công tác xã hội.
b) Duy trì và phát triển đường dây tư vấn (Hotline) tại các cơ sở trợ giúp xã hội  để trợ giúp các đối tượng, tạo điều kiện để người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực việc làm, y tế, giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác;
- Mở rộng các loại dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng và người dân gồm: Tư vấn, tham vấn, kết nối, chuyển tuyến, trị liệu rối nhiễu tâm trí, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;
- Mở rộng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng đặc thù như người có vấn đề về sức khỏe tâm thần; người cao tuổi; trẻ tự kỷ; người khuyết tật;
c) Củng cố, kiện toàn đội ngũ viên chức, nhân viên công tác xã hội  phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội tại cấp xã, phường, thị trấn và bảo đảm mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 Cộng tác viên công tác xã hội theo tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn;
- Tăng cường năng lực và kiện toàn đội ngũ viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện và cấp xã, các tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các cơ sở có đào tạo về công tác xã hội và cán bộ nhân viên công tác xã hội hoạt động độc lập.
d) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội
- Tiếp tục đào tạo nâng cao nghề Công tác xã hội cho 250 người, bình quân mỗi năm 50 người là cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm việc tại các xã, phường, thị trấn, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp;
- Tập huấn kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội cho 800 người mới và tập huấn nâng cao cho 600 người (đã tập huấn trong giai đoạn 2011-2015);
- Tiếp tục bồi dưỡng và đào tạo cho các viên chức công tác xã hội còn lại và những người có nhu cầu.
 Hình thức đào tạo, tập huấn:
- Ứng dụng chương trình khung, nội dung đào tạo và giảng dạy về nghề công tác xã hội của trung ương thực hiện trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các cơ sở giáo dục có đào tạo công tác xã hội để biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng;
- Hợp tác và hỗ trợ các cơ sở có đào tạo nghề công tác xã hội tại địa phương để tiến hành các hoạt động tuyển sinh, đào tạo.
đ) Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội.
e) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trong dịp cao điểm kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam hàng năm (25/03) theo tinh thần Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 15/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ngày Công tác xã hội Việt Nam.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hoạt động công tác xã hội;
- Tổ chức các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm các tỉnh trên cả nước;
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn hoạt động công tác xã hội cho cấp cơ sở và viên chức, nhân viên công tác xã hội;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển nghề công tác xã hội trong nước và quốc tế; phát triển mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội.


 

Anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.597.654
Truy cập hiện tại 4.865 khách