Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

hướng dẫn, hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ
Ngày cập nhật 21/11/2017

Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12 và nhiễu động trong đới gió đông trên cao hoạt động mạnh nên từ ngày 03/11 đến 07/11 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 400 - 1100mm, xuất hiện đợt lũ lớn trên báo động III trên sông Hương và sông Bồ gây ngập trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thành phố Huế và một số xã thuộc huyện A Lưới, Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các loại bùn, đất, rác thải, xác động vật trôi nổi mang theo mầm bệnh gây ra là rất cao; nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh động vật. Ngày 14/11/2017, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh có Công văn số 1707/SNNPTNT-CCCNTY về hướng dẫn, hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

Theo đó, Để khắc phục hậu quả do lũ lụt và chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: 

1. UBND huyện, thị xã, thành phố Huế:
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố Huế và UBND các xã thành lập ngay các đoàn công tác đi xuống cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn địa phương và nhân dân các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi để giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ gây ra.
- Đối với địa bàn có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh, các địa bàn bị ngập lụt, địa bàn có nhiều động vật chết, có diện tích nuôi thủy sản thiệt hại: Đoàn công tác hỗ trợ và hướng dẫn việc khắc phục hậu quả sau mưa lũ; áp dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường; tổ chức thu gom xác động vật chết để tiêu hủy; đồng thời hướng dẫn triển khai ngay các biện pháp chủ động phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi để hạn chế tối đa thiệt hại và ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh sau lũ lụt; hướng dẫn nhân dân khôi phục sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh sau khi lũ rút.
- Phân công lực lượng để giám sát dịch bệnh đến tận thôn, hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện dịch bệnh từ con đầu tiên, hộ đầu tiên để có biện pháp khống chế không để lây lan; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 2 năm 2017 cho gia súc; tổ chức tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin khác như: Tụ huyết trùng trâu bò, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn gà, Dịch tả vịt để tạo miễn dịch toàn đàn. 
- Tuyên truyền và hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, tái đàn sau mưa lũ và tuân thủ việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm để giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh động vật. 
2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh:
- Rà soát và chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc xin, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh để cung cấp cho địa phương ứng phó với dịch bệnh.
- Thành lập các Đoàn công tác về địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh như tiêm phòng vắc xin, vệ sinh, tiêu độc khử trùng,… nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng.
 Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh) để phối hợp xử lý kịp thời./. 
 
anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.514.107
Truy cập hiện tại 4.363 khách