Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Những đổi thay qua mô hình “Bò luân phiên” ở Mặt trận xã Phú Sơn
Ngày cập nhật 19/10/2017

Xóa đói giảm nghèo là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của hệ thống Mặt trận thị xã Hương Thủy. Để góp thực hiện hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững của UBMT tỉnh và UBND thị xã Hương Thủy. UBMT từ thị xã đến xã, phường đã tiến hành xây dựng kế hoạch nhằm giúp người nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, hiện vẫn vẫn còn một bộ phận còn gặp nhiều khó khăn, nếu không có sự giúp đỡ, tiếp sức của Mặt trận và toàn xã hội để họ có được “cần câu” tự vươn lên, khắc phục khó khăn, sớm thoát nghèo bền vững. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đoàn kết tương trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững trong cộng động dân cư…

 

Cách trung tâm thị xã Hương Thủy về phía Bắc gần 15km, Phú Sơn là xã vùng gò đồi, có diện tích tự nhiên khoảng 32,95km2, 469 hộ dân, có 23 hộ nghèo chiếm 4,9% (năm 2016). Xác định việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại gắn với thế mạnh trồng rừng và chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nhân dân vùng gò đồi, từng bước mang lại kinh tế hộ gia đình ổn định, đời sống của một bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số hộ dân do thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và là một trong những điểm nghẽn đối với công tác giảm nghèo bền vững của xã Phú Sơn.  

Phát huy tính nhân văn và ý nghĩa sâu sắc của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” – lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân. Ban Thường trực UBMT xã Phú Sơn đã thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong thực hiện các mô hình để giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Với lợi thế đất đồi nhiều thức ăn tự nhiên, từ nguồn hỗ trợ của UBMT tỉnh và thị xã Hương Thủy, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” xã Phú Sơn đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên vận động nhân dân góp vốn để mua bò hình thành mô hình “Bò luân phiên” (mỗi con bò 10.000.000đ, trong đó có phần tham gia của gia đình từ 2 – 3 triệu đồng/con) để phát triển sản xuất.

Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng mô hình, ban đầu Ban Thường trực UBMT xã chọn 8 hộ để thực hiện mô hình này, đến nay đã luân phiên được 03 đợt (24 hộ gia đình được thụ hưởng). Những kết quả của luân phiên này đã góp phần giảm 5 hộ nghèo bền vững (tiêu biểu như hộ ông Đặng Ngọc Hùng, Văn Viết Một, từ nguồn hỗ trợ buổi đầu, hiện nay bò của ông mỗi năm sinh 02 bê con với tổng giá trị trên 25 triệu đồng).

Từ mô hình và cách làm này, Ban Thường trực UBMT thị xã đã tổ chức hội nghị để khuyến khích nhân rộng ở các xã Thủy Bằng và Dương Hòa trong mô hình nuôi bò luân phiên để góp phần giúp hộ nghèo tự thân thoát nghèo bền vững…

  Thực tiễn từ mô hình “Bò luân phiên”, thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường trực UBMT xã Phú Sơn tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên vận động nhân dân đầu tư trang trại, gia trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá nước ngọt. Tính đến nay (8/2017), tổng đàn gia súc có 2.304 con, trong đó: 77 con trâu, 301 con bò, 126 con dê, 1.800 con lợn…, gia cầm có 45.000 con, 70 ao cá nước ngọt với diện tích 12,73 ha…

Từ mô hình “Bò luân phiên” đến các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế gia đình qua việc hình thành các trang trại và gia trại. Với bản chất cần cù, chịu khó và biết cách chăn nuôi, buôn bán nên hầu hết các hộ gia đình đều có sinh lợi rất đáng kể. Nhiều hộ đã tích lũy được số vốn để đầu tư cho con tiếp tục học hành, theo kịp với bạn bè, một số hộ đã tích lũy mua được xe máy, máy vi tính để bàn hỗ trợ học tập. Từ nguồn vốn thu được qua nuôi heo nái, buôn bán nhỏ, nhiều hộ gia đình đã đầu tư sửa chữa nhà, mua sắm thêm vật dụng thiết yếu cho gia đình, diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc…

Đây là một trong những giải pháp rất hữu hiệu để giúp cho người nghèo sớm thoát nghèo bền vững. Cũng nhờ nguồn vốn này mà một số hộ gia đình có thể cho con em của mình tiếp tục học tập văn hóa và ngành nghề để nâng cao trình độ và tìm kiếm việc làm ổn định. Kết quả đó, góp phần cùng Đảng bộ và chính quyền xã Phú Sơn hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đồng thời góp phần giảm 03 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo theo kế hoạch giảm nghèo của UBND thị xã trong năm 2017 và những năm tiếp theo.

Phan Hùng Tiến
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.526.849
Truy cập hiện tại 1.984 khách