Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sản xuất vụ Đông 2016 và chuẩn bị điều kiện sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017
Ngày cập nhật 21/10/2016

Ngày 19/10/2016, Sở NN&PTNT tỉnh đã có Công văn số 1399/SNNPTNT-TTBVTVgửi UBND các Huyện, Thị xã và thành phố Huế; Phòng Nông nghiệp và PTNT các Huyện, phòng Kinh tế các thị xã và thành phố Huế về chỉ đạo sản xuất vụ Đông 2016 và chuẩn bị điều kiện sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017

Theo đó, để chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017 đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra và tăng cường sản xuất các loại rau màu, hoa trong vụ Đông 2016. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị UBND các Huyện, Thị xã và thành phố Huế chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế và các địa phương triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Đối với sản xuất các loại rau màu vụ Đông 2016
- Tùy điều kiện đất đai cụ thể của từng địa phương để tổ chức sản xuất các loại cây ngắn ngày như: rau Cải các loại, Hành, Ngô, Mướp đắng, hoa Cúc các loại,… trong đó quan tâm các loại cây trồng phục vụ Tết Nguyên Đán. Những vùng đất cao, không chịu ảnh hưởng của lũ lụt cần tranh thủ sản xuất sớm nhằm giúp nông dân có thêm thu nhập.
- Hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu làm đất, giống, phân bón đến thu hoạch; quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPM), sản xuất theo hướng VietGAP nhằm hạn chế rủi ro trong điều kiện thời tiết bất lợi.
2. Chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017
- Chỉ đạo, vận động nông dân tổ chức cày lật đất ở các vùng không bị ngập úng để tiêu hủy lúa chét, cỏ dại hạn chế nguồn sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng. Nếu chậm và kéo dài thời gian cày lật đất thì lúa chét, cỏ dại phát triển tốt, tiêu hao dinh dưỡng đất, các sinh vật gây hại sẽ tích lũy, gia tăng mật độ và di chuyển gây hại cây trồng khác, chuyển tiếp gây hại cho lúa Đông Xuân 2016 - 2017. Đối với vùng thấp trũng ngập nước chưa cày lật, tiến hành đắp bờ, gia cố đê bao để giữ nước nhằm tiêu hủy lúa chét, cỏ dại, sinh vật gây hại.
- Tranh thủ đồng ruộng ngập nước, chuột co cụm trên các vùng cao, đê đập, cồn mồ, mã, tuyên truyền hướng dẫn và phát động nông dân diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế mật độ.
    - Tổ chức kiểm tra hệ thống đê bao, kênh mương, giao thông nội đồng, nhất là sau các đợt lũ, lụt để có kế hoạch tu sửa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu tiêu úng, chống hạn phục vụ sản xuất khi đến thời vụ.
- Rà soát số lượng, chất lượng giống lúa đã sản xuất, cân đối để đăng ký mua thêm ở các đơn vị cung ứng giống, có phương án chuẩn bị lượng giống dự phòng hợp lý tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương (phấn đấu tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt trên 93%).
- Chủ động rà soát lại diện tích gieo cấy lúa ở những vùng không chủ động tưới, tiêu; có nguy cơ không đủ nước tưới cho lúa cả vụ; sản xuất lúa kém hiệu quả cần chuyển đổi sang các loại cây ngô, rau... có hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc chuyển đổi lúa sang các cây trồng cạn phải có sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương hướng dẫn lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thâm canh để đảm bảo được hiệu quả hơn cấy lúa
 

Anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.474.751
Truy cập hiện tại 1.430 khách