Tìm kiếm
/UploadFiles/TuyChonLk/tailieuhdnd_230x61.png

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hiệu quả từ cây thanh trà
Ngày cập nhật 06/08/2020

Hiện ở Hương Thủy, vùng thanh trà Dương Hòa đang tấp nập thu hoạch. Ở Thủy Bằng, thương lái ước chừng 15 ngày nữa cũng sẽ có mặt.

Người trồng thanh trà ở Dương Hòa phấn khởi nhờ được mùa

Bên cạnh thanh trà Thủy Biều đã có thương hiệu nhiều năm nay, hiện, chất lượng thanh trà ở Dương Hòa, Thủy Biều được đánh giá cao nên được người mua tìm đến tận gốc, tận vườn. Chất lượng được nhận định không thua kém những nơi trồng thanh trà khác ở Huế và giá cả phải chăng, thanh trà Dương Hòa, Thủy Bằng được người tiêu dùng đón nhận và không ít lần đạt giải cao tại các hội thi thanh trà Huế. Cũng từ điều này mà tới đây, từ 90,5ha tổng diện tích thanh trà hiện tại, Dương Hòa và Thủy Bằng sẽ tiếp tục mở rộng thêm chừng 20-25ha thanh trà cả ở 2 địa phương. Nhưng đó là chuyện trước mắt, còn về lâu dài, theo thông tin từ ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, tổng diện tích trồng mới thanh trà ở Dương Hòa, Thủy Bằng phải trên 100ha.
 
Vậy Hương Thủy dựa vào đâu để mở rộng gấp đôi diện tích trồng thanh trà. Và việc mở rộng này trong khi tổng diện tích trồng thanh trà toàn tỉnh đã có cả ngàn ha thì liệu, thị trường có bão hòa, rớt giá?
 
Là loại cây đặc hữu, cho quả ngon nên từ lâu, thanh trà Huế nói chung, thanh trà Dương Hòa, Thủy Bằng nói riêng trên thị trường cung không đủ cầu. Còn tại vườn, kể cả khi rớt giá như năm nay, nhưng do thanh trà được mùa, sản lượng lớn và tỷ lệ thuận với sức mua nên người trồng lãi gấp 2-3 năm trước. Một so sánh để thấy, nếu như 1ha keo tràm cho thu hoạch cao nhất 80 triệu đồng; 1ha đậu phụng cho thu hoạch cao nhất 50 triệu đồng, thì với 1ha thanh trà trong thời kỳ cho trái ổn định, trung bình mỗi năm, người trồng thu về trên 200 triệu đồng, trong khi, công cán, chi phí trồng thanh trà “nhẹ” hơn nhiều lần so với trồng keo tràm, đậu phụng.
 
Cũng do là loại cây đặc hữu nên thanh trà chủ yếu được trồng ở vùng đất bán sơn địa, ở các bãi bồi ven sông. Và đó cũng là lợi thế của Hương Thủy khi mà Thủy Bằng, Dương Hòa có rất nhiều diện tích đất dọc sông Hương - nơi rất thích hợp để trồng loại cây này. Đồng nghĩa, khi mở rộng diện tích, thanh trà sẽ dần thay thế keo tràm, đậu phụng, vườn tạp và tre nứa dọc sông. “Hơn 10 năm theo dõi những “chuyển động” của thanh trà chưa năm nào thứ quả đặc sản này “đứng”. “Không chỉ trong tỉnh mà chừ đi mô cũng thấy, cũng nghe người ta hỏi thanh trà Huế. Nói chung, cung không đủ cầu nên đầu ra cho thanh trà không phải quá lo một khi diện tích được mở rộng thêm”, ông Tập khẳng định.
 
Tất nhiên, những người “hoạch định” thanh trà ở Hương Thủy cũng không chủ quan khi bên cạnh mở rộng diện tích, những thứ như tinh dầu thanh trà, mứt vỏ thanh trà chính là phương án 2 cho đầu ra nếu quả thanh trà “bỗng dưng bị ế”. Sắp tới, Hương Thủy sẽ chủ động tìm nguồn bao tiêu, tăng cường mở rộng liên doanh liên kết, phục tráng các diện tích thanh trà cổ lão (chủ yếu ở Thủy Bằng) và phát triển các diện tích trồng thanh trà trên cơ sở đảm bảo, nâng cao chất lượng như kế hoạch 159 về phát triển vùng nguyên liệu trồng bưởi, thanh trà đến 2025 của UBND tỉnh đề ra.
Thảo Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.518.779
Truy cập hiện tại 6.078 khách