Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.481.184
Truy cập hiện tại 1.522 khách
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
Ngày cập nhật 19/12/2016

Căn cứ Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 08/11/2016 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp chành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XV; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 13/12/2016 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh,

Theo đó, với các mục tiêu tổng quát và cụ thể gồm:

1. Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần  tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh từ 8,36% theo kết quả tổng điều tra cuối năm 2015 xuống còn dưới 4,0% vào cuối năm 2020; bình quân giảm 0,9%/năm (năm 2016 giảm 1,3%, năm 2017 giảm 1,1%, năm 2018 giảm 0,9%, năm 2019 giảm 0,7%, năm 2020 giảm 0,5%); riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao  tập trung nguồn lực để đầu tư phấn đấu giảm từ 3% đến 4%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (Phụ lục 1).
b) Giảm số lượng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% từ 19 xã (cuối năm 2015) xuống còn 07 xã vào cuối năm 2020 (Phụ lục 2).
c) Phấn đấu trên 45% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển  thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 15 đến 20% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (Phụ lục 3).
d) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng các hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi tăng gấp 2 lần);
đ) Đảm bảo 100% người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số tại xã thuộc vùng kinh tế-xã hội khó khăn, người dân sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy đinh; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội khi có nhu cầu.
e) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

Với các giải pháp tập trung thực hiện kế hoạch là:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong các cấp, các ngành và địa phương về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo, làm cho mọi người, mọi cấp, mọi ngành nhận thức đầy đủ về công tác này. Từ đó tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, nhân dân và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động về giảm nghèo.
2. Tuyên truyền:
Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
3. Huy động vốn:
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
4. Tăng cường mở rộng việc lồng ghép:
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn cần lồng ghép với các chương trình, dự án khác có liên quan, nhất là các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5. Cơ chế thực hiện:
- Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân;
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn;
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình; thu hồi, luân chuyển trong cộng đồng một phần chi phí hỗ trợ hoặc vật nuôi (từ nguồn vốn ngân sách nhà nước) phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tượng được hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia;
- Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong suốt quá trình thực hiện Chương trình;
- Lồng ghép lập kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hằng năm ở cấp xã và có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn cấp xã, các tổ chức, đoàn thể và của cộng đồng. Lồng ghép các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch;
6. Điều hành, quản lý Chương trình:
a). Cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cho hai chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc và các Sở, Ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
- Thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực giảm nghèo đặt tại cơ quan thường trực là Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để giúp Ban chỉ đạo điều phối và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
- Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo CTMTQG, các địa phương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để xác định đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và các chính sách liên quan khác;
- Cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo CTMTQG, các địa phương tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hình thức như tổng điều tra để đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện chương trình. Cuối năm 2020, tổng điều tra rà soát hộ nghèo trên địa bàn tỉnh để tổng kết, đánh giá chương trình giai đoạn 2016-2020 và định hướng chương trình Giảm nghèo giai đoạn tiếp theo.
b). Cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, thành phần tham gia tương tự như cấp tỉnh.
c) Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập một Ban quản lý cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng Ban, để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã. Thành viên Ban quản lý cấp xã bao gồm: Cán bộ chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức đoàn thể và đại diện cộng đồng dân cư.
7. Về nguồn nhân lực thực hiện Chương trình:
- Giao Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh thành lập Tổ thư ký  để giúp việc cho Ban chỉ đạo về lĩnh vực giảm nghèo, đặt tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả, xử lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị, tham mưu BCĐ điều phối các hoạt động của Chương trình.
- Giao UBND cấp huyện; cấp xã bố trí:
+ Công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực Ban chỉ đạo về lĩnh vực giảm nghèo ở cấp xã; riêng ở những địa phương đã và đang có cán bộ giảm nghèo thì bố trí cán bộ này làm thường trực Ban chỉ đạo ở cấp xã.
+ Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm Cộng tác viên công tác giảm nghèo ở các địa phương theo hình thức kiêm nhiệm.


 

anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày