Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.515.397
Truy cập hiện tại 13.263 khách
Hướng dẫn một số điều của Luật hộ tịch
Ngày cập nhật 04/01/2016

Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Ủy quyền đăng ký hộ tịch

Thông tư quy định, người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.

Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con, một bên có yêu cầu có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Khai sinh cho trẻ sinh ra ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau: Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

Đồng thời, họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Việc xác định quốc tịch của trẻ em để ghi vào Giấy khai sinh thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch.

Trường hợp đăng ký hộ tịch lưu động

Thông tư cũng quy định, trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.

Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động. Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động.

Ngoài các trường hợp trên, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 2/1/2016.

Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch, đảm bảo đồng bộ với các quy định của Luật Căn cước công dân, đặc biệt là việc cấp số định danh cá nhân cho trẻ được khai sinh từ ngày 01/01/2016, Bộ Tư pháp sẽ triển khai đưa vào sử dụng thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện, cấp xã tại 4 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Mạnh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày