Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.557.144
Truy cập hiện tại 8.887 khách
Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2014-2015 trong giai đoạn hiện nay
Ngày cập nhật 22/03/2015

Ngày 20/3/2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã có Công văn số 237/SNNPTNT-TTCN về tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2014-2015 trong giai đoạn hiện nay    
 

Theo đó, vụ Đông Xuân 2014-2015 toàn tỉnh gieo cấy 27.825 ha (trong đó gieo sạ: 26.440 ha, cấy: 1.385 ha), nhìn chung cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, do thời tiết trong thời gian vừa qua nắng ấm, nên lúa vụ này dự kiến sẽ trổ sớm so với khung lịch thời vụ từ 5 đến 7 ngày.                                         
               Về tình hình sâu bệnh; theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh trên cây lúa Bệnh đạo ôn diện tích nhiễm 325 ha, trong đó nhiễm trung bình 12 ha tỷ lệ bệnh 10-20%, nhiễm nặng 4 ha tỷ lệ bệnh 30-50%, bệnh cấp 5,7, chủ yếu trên trà muộn; Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 585ha; trong đó diện tích nhiễm nhẹ 565ha tỷ lệ bệnh 10-20%. Bệnh đốm nâu diện tích nhiễm 225ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 200 ha tỷ lệ bệnh 10-20%; Chuột gây hại diện tích 495 ha tỷ lệ gây hại 5-10%; Sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác, mật độ 3-5 con/m2, sâu giai đoạn trứng-tuổi 1-2; Rầy các loại gây hại rải rác, mật độ 50-100 con/m2..
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các địa phương đã thực hiện tốt việc phun trừ bệnh đạo ôn trên diện tích lúa nhiễm bệnh, tổ chức diệt chuột vào giai đoạn đầu vụ có hiệu quả, đã hạn chế được thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa tích cực trong chỉ đạo, việc phòng trừ của một bộ phận nông dân chưa tốt nên diện tích và mức độ gây hại của bệnh đạo ôn và chuột ngày càng nặng hơn.
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện tốt các biện pháp, phấn đấu vụ Đông Xuân 2014-2015 thắng lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các Huyện, Thị xã và thành phố Huế, các Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế  và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. UBND các Huyện, Thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế chỉ đạo triển khai thực hiện:
1.1. Đối với cây lúa:
- Kiểm tra tình hình sinh trưởng phát triển của lúa để tiếp tục chỉ đạo bón đón đòng, thúc đòng kịp thời, đầy đủ, cân đối phù hợp đối với diện tích lúa trà muộn còn thời kỳ bón đón đòng, thúc đòng.
- Tăng cường công tác điều tra, giám sát đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp, trong đó cần:
+ Theo dõi, đánh giá mật độ sâu cuốn lá nở để có biện pháp quản lý, chỉ đạo phun trừ kịp thời nơi có mật độ cao .
+ Kiểm tra tình hình phát triển bệnh khô vằn,  kịp thời phun phòng bệnh khi bệnh chớm xuất hiện.
+ Tổ chức phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông vào thời kỳ trước và sau khi lúa trổ đối với các giống nhiễm và nhất là những diện tích đã bị bệnh đạo ôn trên lá.
Lưu ý khuyến cáo cho nông dân phun đủ lượng nước theo hướng dẫn và phun vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau khi phun nếu gặp mưa lớn cần phun lại.
+ Kiểm tra, theo dõi diễn biến của rầy trên địa bàn, tổ chức phun trừ đồng bộ khi rầy xuất hiện đến ngưỡng phải phòng trừ.
+ Tiếp tục diệt chuột bằng biện pháp thủ công và thuốc sinh học để hạn chế mật độ trên đồng ruộng.
+ Tăng cường tổ chức thanh kiểm tra việc lưu thông và kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn nhằm ngăn chặn việc bán thuốc không đúng chủng loại, thuốc quá hạn dùng và kém phẩm chất.
- Một số vùng không chủ động nước tưới hiện nay đang có khả năng khô hạn, do đó cần triển khai chống hạn kịp thời để hạn chế thấp nhất những thiệt hai do hạn hán gây ra; chỉ đạo các HTX SX nông nghiệp tiếp tục triển khai các phương án, giải pháp chống hạn như tổ chức huy động nhân lực để nạo vét kênh mương, sông hói, tổ chức bơm chuyền...
1.2. Đối với cây cao su: Tập trung chỉ đạo bón phân để cây sớm ổn định tầng lá, hạn chế các đối tượng bệnh phát sinh gây hại. Khuyến cáo nông dân vệ sinh mặt cạo và khai thác mũ khi tầng lá ổn định, cạo đúng quy trình kỹ thuật. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ bệnh phấn trắng, rụng lá Corynespora, bệnh nứt thân xì mủ, hạn chế bệnh lây lan.
1.3. Đối với cây trồng khác như lạc, sắn, ngô... với diện tích đã trồng, cần tiến hành chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
2. Chi cục BVTV: Huy động lực lượng BVTV phối hợp với các HTX...tăng cường giám sát đồng ruộng, điều tra dự tính dự báo các đối tượng sâu bệnh (rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, đạo ôn...) kịp thời, chính xác và thông báo chỉ đạo phòng trừ ngay khi bệnh mới chớm xuất hiện, sâu tuổi còn non và có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất.
3. Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư chỉ đạo, theo dõi các mô hình khuyến nông, phối hợp với các phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông lâm ngư, trạm BVTV các huyện, thị xã để hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.
 4. Công ty TNHH NN MTV Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi phối hợp các HTX SX nông nghiệp tiếp tục triển khai các phương án, giải pháp chống hạn cho cây trồng, chuẩn bị đầy đủ máy bơm để chống hạn, điều tiết nước hợp lý đảm bảo đủ nước tưới cho cây lúa, xử lý các vấn đề cụ thể nhằm hạn chế thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
5. Phòng Trồng trọt - Chăn nuôi Sở: Thường xuyên liên hệ với các địa phương, các đơn vị, nắm bắt kịp thời các thông tin, đặc biệt là diễn biến của các đối tượng sâu bệnh nguy hại để tham mưu cho lãnh đạo có định hướng chỉ đạo.
Trên đây là một số nội dung công việc cần quan tâm trong thời gian tới. Sở Nông nghiệp & PTNT đề nghị UBND các Huyện, Thị xã và thành phố Huế, chỉ đạo các phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế, các địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các nội dung nêu trên nhằm đảm bảo giành thắng lợi vụ Đông Xuân./.
 

Anh Dương- huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày