Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.464.775
Truy cập hiện tại 1.862 khách
Nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP
Ngày cập nhật 07/09/2017

Ngoài ra, để có cơ sở xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức năm 2017 của các đơn vị; đồng thời để có số liệu tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017, ngoài những hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 67/2017/TT-BTC ngày 30/6/2017, Sở Tài chính có Công văn số 2235/STC ngày 30/8/2017 hướng dẫn thêm cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh và Phòng Tài chính kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố Huế

Theo đó, Sở Tài chính hướng dẫn thêm cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh và Phòng Tài chính kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố Huế (gọi chung là các huyện) như sau:

1. Đối tượng tổng hợp nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở:
a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương lương cơ sở là số thực có mặt tại thời điểm 01/7/2017 và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2017.
b) Không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với:
- Số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) tại thời điểm báo cáo; các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện phải tự đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng này từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật.
- Lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, đơn vị thực hiện chi trả cho số lao động này trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và nguồn thu được để lại theo chế độ.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ): các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện tự đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nguồn thu hợp pháp khác. 
- Số biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp được chi trả tiền lương tăng thêm từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn.
2. Nhu cầu thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở:
a) Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở được xác định căn cứ vào hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ; hệ số phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp được quy định bằng số tiền tuyệt đối); tỷ lệ các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và mức tiền lương cơ sở tăng thêm quy định tại Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 24/04/2017 so với Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 theo số biên chế có mặt tại thời điểm 01/7/2017.
b) Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP và Nghị định số 76/2017/NĐ-CP của các đơn vị bao gồm:
- Quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức khu vực hành chính, sự nghiệp (không bao gồm cán bộ hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP).
- Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã.
- Hoạt động phí tăng thêm đối với đại biểu HĐND các cấp; đối với bảo hiểm y tế cho đại biểu HĐND: chỉ tính bảo hiểm y tế cho đại biểu HĐND không chuyên trách cấp xã.
- Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố (bao gồm hỗ trợ kinh phí để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã).
- Quỹ trợ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP. 
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp theo quy định tại Quyết định số 169-QĐ/TW ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư; chế độ bồi dưỡng hàng tháng phục vụ hoạt động cấp ủy thuộc cấp tỉnh theo Quy định số 3115-QĐ/VPTW ngày 04/8/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng; chế độ phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị-xã hội theo quy định tại Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ương;
- Nhu cầu thực hiện chế độ BHTN; BHYT cho một số đối tượng và một số loại phụ cấp, trợ cấp theo quy định: 
     * Kinh phí thực hiện chế độ BHYT cho đối tượng cựu chiến binh, thanh niên xung phong.
    * Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp cho lực lượng dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ, Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ.
    * Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
    * Phụ cấp ưu đãi ngành y tế theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
    * Phụ cấp, trợ cấp theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP
    * Nhu cầu kinh phí chi trả chế độ thù lao đối với người nghỉ hưu, giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội đặc thù theo Quyết định 30/2011/QĐ-TTg.
   * Nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp cho lực lượng dự bị động viên
c) Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bao gồm cả phần ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chính sách tinh giản biên chế, chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cho các đối tượng theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Đối tượng đã được Bộ Nội vụ thẩm định và Sở Nội vụ thông báo sau ngày 15/8/2017.
3. Nguồn huy động tại các đơn vị để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP và Nghị định số 76/2017/NĐ-CP.
3.1. Đối với các đơn vị dự toán thuộc tỉnh.
a) Sử dụng tối thiểu 40% số thực thu được để lại theo chế độ năm 2017; riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thực thu viện phí và thu qua bảo hiểm y tế. Số thu để lại theo chế độ quy định không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và đã được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu. Ngoài ra, chú ý một số điểm sau:
- Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu được để lại theo chế độ sau khi loại trừ các chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Đối với số thu học phí chính quy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập: 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu học phí (bao gồm cả kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo quy định).
- Đối với số thu từ các hoạt động đào tạo tại chức, liên doanh liên kết, các hoạt động đào tạo khác của các cơ sở đào tạo công lập: 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu từ các hoạt động trên sau khi loại trừ các chi phí liên quan và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định.
- Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: 35% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ, gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ và chi phí tiền lương, phụ cấp.
- Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác của cơ quan, đơn vị: 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu từ các hoạt động trên sau khi loại trừ các chi phí liên quan và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định.
b) Các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có).
3.2. Đối với các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2017 (không kể các khoản chi lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh;
- Sử dụng tối thiểu 40% số thực thu được để lại theo chế độ năm 2017; đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 3.1.
- Sử dụng nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2016 so dự toán năm 2016.
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2016 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2017 (nếu có). 
- Nguồn khác (nếu có).
3.3. Trường hợp các nguồn theo quy định tại Điểm 3.1 nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 thì các đơn vị tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2017/NĐ-CP, Nghị định số 76/2017/NĐ-CP năm 2017; phần còn lại để chi thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước tiếp tục ban hành; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. 
3.4. Trường hợp các đơn vị sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí tiền lương tăng thêm năm 2017, còn dư nguồn thu được để lại dành để cải cách tiền lương vẫn còn lớn và có nhu cầu kinh phí để chi cho đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn, thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định hiện hành, các cơ quan, đơn vị đề xuất phương án sử dụng (đơn vị dự toán cấp I tổng hợp), gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh quyết định sử dụng một phần kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi của đơn vị. Đồng thời, các cơ quan đơn vị phải cam kết khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tiền lương tăng thêm thì cơ quan, đơn vị hằng năm phải tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để đảm bảo nguồn cải tiền lương theo lộ trình. 
4. Về biểu mẫu, chế độ báo cáo:
a) Báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí năm 2017 để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở của các đơn vị dự toán cấp tỉnh theo các Biểu mẫu số 1 đến biểu 16.
Lưu ý: tổng hợp vào biểu nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương (biểu 4b) tất cả các chế độ, chính sách có liên quan đến mức tăng lương cơ sở. Ngoài ra, một số chính sách sẽ có biểu thuyết minh riêng theo biểu mẫu yêu cầu tại Công văn này.
b) Để có đầy đủ các thông tin về nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở báo cáo Bộ Tài chính, Sở Tài chính đề nghị một số ngành khi báo cáo cần lưu ý:
- Đối với phụ cấp công tác Đảng (theo Quy định 3115-QĐ/VPTW, hướng dẫn 04-HD/BTCTW, hướng dẫn 05-HD/BTCTW, hướng dẫn 06-HD/BTCTW-BTGTW, Thông báo số 13-TB/TW, Quyết định số 169-QĐ/TW...) đơn vị tổng hợp chung vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo Biểu 4b (cột 5i và 9i), đồng thời có thuyết minh riêng theo biểu đính kèm (Bao gồm đơn vị cấp tỉnh và các Huyện)
- Đối với hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và huyện: đề nghị Văn phòng HĐND tỉnh không tổng hợp vào biểu 4b của đơn vị, tổng hợp riêng tương tự Biểu số 10.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: đề nghị báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp cho lực lượng dự bị động viên theo Biểu số 16.
- Các Hội đặc thù báo cáo phần kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ theo Quyết định 30/2011/QĐ-TTg.
- Đối với Nghị định 116/2010/NĐ-CP, không tổng hợp vào biểu 4b phần kinh phí hỗ trợ tuyệt đối, được tổng hợp theo biểu số 11.
- Đối với các đơn vị có điều chỉnh địa bàn vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo QĐ 131/QĐ-TTg ngày 15/01/2017 và Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp phần kinh phí điều chỉnh tăng, giảm theo các Biểu 5, 6, 7 (Bao gồm đơn vị cấp tỉnh và các Huyện).
c) Thời gian nộp báo cáo: 
- Các ngành, đơn vị dự toán tổng hợp thuộc tỉnh gửi Sở Tài chính chậm nhất ngày 20/09/2017.
- UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế gửi Sở Tài chính trước ngày 30/09/2017.
Đến hết thời gian quy định trên, nếu Sở Tài chính chưa nhận được báo cáo của các ngành, đơn vị, Sở Tài chính không chịu trách nhiệm về việc tổng hợp và cấp phát kinh phí nhu cầu tiền lương tăng thêm bổ sung cho các ngành, đơn vị.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Căn cứ hướng dẫn này, các đơn vị dự toán cấp 1 khẩn trương triển khai, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc (nếu có), xác định nhu cầu và nguồn kinh phí trong năm 2017, tổng hợp gửi Sở Tài chính. 
b) Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố Huế hướng dẫn lại các đơn vị dự toán thuộc cấp mình quản lý, tổng hợp chênh lệch tiền lương tăng thêm theo các Biểu mẫu quy định tại Công văn này. 
c) Qua kết quả thanh tra, kiểm toán tình hình thực hiện ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các huyện, thị xã và thành phố Huế những năm qua, cơ quan thanh tra, kiểm toán có kiến nghị thu hồi kinh phí cấp thừa số bổ sung từ ngân sách Tỉnh cho một số cơ quan, đơn vị và ngân sách các huyện, thị xã và thành phố Huế về kinh phí cải cách tiền lương. Vì vậy, để cho công tác thực hiện chế độ cải cách tiền lương đi vào nề nếp, Sở Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế thực hiện nghiêm túc các và chịu trách nhiệm về mặt số liệu báo cáo thực hiện cải cách tiền lương (như số biên chế có mặt tại thời điểm báo cáo, mức lương theo ngạch bậc, chức vụ, phụ cấp lương; nguồn thực tế sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương...), thời gian báo cáo đảm bảo quy định, làm cơ sở cho việc thẩm định chế độ tiền lương đúng chính sách chế độ nhà nước ban hành.  
 
Tập tin đính kèm:
anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày