Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.494.615
Truy cập hiện tại 1.292 khách
Tăng cường phòng, chống bệnh Dại trên động vật
Ngày cập nhật 02/06/2016

Thực hiện Công văn số 3596/BNN-TY ngày 09/5/2016 của Bộ nông nghiệp và PTNT V/v tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại ở động vật. Để công tác phòng, chống bệnh Dại trên đọng vật đạt hiệu quả cao, giảm thiểu số trường hợp chó cắn người, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, hạn chế lây truyền bệnh Dại cho người, ngày 30/5/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 2981/UBND-NN về việc tăng cường phòng, chống bệnh Dại trên động vật

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tập trung chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, các ban, ngành liên quan của địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự phát sinh và lây lan bệnh Dại, giảm thiểu số người bị tử vong do bệnh Dại cũng như số người bị chó cắn. Cụ thể như sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh Dại tại Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2007 của chính phủ và Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tăng cường quy chế phối hợp giữa các cơ quan thú y và y tế trong phòng, chống bệnh Dại được ban hành theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế.
- Giao nhiệm vụ cho thôn trưởng, tổ trưởng dân phố phối hợp với thú y cơ sở rà soát, thống kê, quản lý số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn và triển khai đợt tiêm phòng Dại cho đàn chó, mèo bảo đảm tỷ lệ trên 90%; ghi chép đầy đủ thông tin trong sổ quản lý chó nuôi và tiêm phòng vắc xin Dại; đặt mục tiêu cụ thể năm 2016 cho từng địa phương để phấn đấu quản lý được chó nuôi, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng Dại cho đàn chó mèo và giảm số người bị chó cắn cũng như số người bị tử vong do bệnh Dại trên địa bàn quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả đặc biệt trong việc giám sát, phát hiện các trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời; cam kết không thả rong chó; khi đưa chó ra nơi công cộng phải có rọ mõm, dây xích và có người dắt; thực hiện kế hoạch  tiêm phòng Dại của địa phương.
- Chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định cụ thể việc bắt giữ, thông báo, xử lý đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị theo qui định tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ; yêu cầu các lực lượng chức năng của địa phương tăng cường tuần tra, bắt giữ chó thả rong và xử lý theo qui định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ vắc xin phòng bệnh Dại, các trang thiết bị và phương tiện khác trong phòng, chống bệnh Dại; phối hợp với các ban ngành liên quan của địa phương giám sát, chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại có hiệu quả.
3. Sở Y tế hướng dẫn xử lý y tế kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bị chó cắn đồng thời chia sẽ thông tin cho các ban ngành liên quan trong phòng, chống bệnh Dại.  
 

Anhduong-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày