Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.544.273
Truy cập hiện tại 3.198 khách
Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp
Ngày cập nhật 20/05/2015

Từ 10/6/2015, việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành.

Thông tư quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước dưới các hình thức đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (đề tài), dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ (dự án) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Yêu cầu chung đối với đề tài, dự án là có tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, tập trung các vấn đề trọng tâm của ngành, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không trùng lặp về nội dung với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đã và đang thực hiện. Riêng đối với đề tài kế thừa, nêu rõ kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết tiếp.

Cụ thể, đối với đề tài phải đáp ứng yêu cầu có mục tiêu, sản phẩm rõ ràng. Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ dự kiến: đảm bảo tính mới, tiên tiến so với sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có; có triển vọng tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả; được hoàn thành ở dạng mẫu để chuyển sang giai đoạn sản xuất thử nghiệm; có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích hoặc bằng bảo hộ; có địa chỉ tiếp nhận kết quả. Có phương án khả thi để phát triển sản phẩm khoa học và công nghệ.

Yêu cầu riêng đối với dự án là công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ của dự án: có xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã được hội đồng khoa học và công nghệ (cấp quốc gia, cấp Bộ, cấp Tỉnh) đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị triển khai áp dụng hoặc kết quả khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích; đảm bảo tính ổn định ở qui mô sản xuất nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở qui mô sản xuất lớn. Có cam kết và đảm bảo huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án.

Về quản lý tài chính đề tài, dự án, Thông tư nêu rõ, quản lý tài chính đối với đề tài, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và của Bộ đối với từng loại hình đề tài, dự án và loại hình tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án.

Riêng việc quyết toán, các tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án phải đáp ứng các điều kiện sau: Quyết toán theo niên độ ngân sách năm: có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (đối với tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án thuộc Bộ) hoặc của tổ chức cấp kinh phí thực hiện đề tài, dự án (đối với tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án không thuộc Bộ) về kết quả thực hiện các nội dung trong năm; Quyết toán đề tài, dự án kết thúc: đề tài, dự án chỉ được quyết toán khi đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá từ mức đạt trở lên.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/6/2015.

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Mạnh Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày