Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.581.235
Truy cập hiện tại 2.747 khách
610.644.000 đồng là dự toán kinh phí lập đề án Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 10/12/2014

Ngày 08/12/2014, UBND tỉnh có Quyết định số 2583/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ đế án và dự toán kinh phí lập đề án Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế
 

Theo đó, phê duyệt nhiệm vụ đề án Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án:
Phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
a) Mục tiêu chung:
- Hình thành Khu công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ cho ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung;
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đẩy nhanh phát triển số lượng doanh nghiệp CNHT ngành dệt may, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước về sản phẩm CNHT khoảng 45% đến năm 2020 và 60% đến năm 2025.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành dệt may giai đoạn đến năm 2020: 17,5-18%; giai đoạn 2021-2025: 15,5-16%; giai đoạn 2026-2030: 13,5-14%.
- Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn đến năm 2020 là 12,5%; giai đoạn 2021-2015 : 8,5%; giai đoạn 2026-2030 : 3,7%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may đến năm 2020 dự kiến đạt 22.918 tỷ đồng (giá so sánh 2010) và đến năm 2025 dự kiến đạt 47.135 tỷ đồng (giá so sánh 2010); năm 2030 dự kiến đạt 89.350 tỷ đồng (giá so sánh 2010).
3. Phạm vi nghiên cứu :
- Thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
- Nghiên cứu cho giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Khối lượng, nội dung và sản phẩm hoàn thành  
4.1 Các công việc cụ thể:
- Điều tra, khảo sát số liệu 04 tỉnh vùng KTTĐMT, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt của Việt Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2013. Làm rõ các nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Nghiên cứu kinh nghiệm tại một số nước về công nghiệp hỗ trợ ngành ngành dệt may; phân tích các nhân tố ảnh hướng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may;
- Xây dựng các giải pháp và cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể để phát triển Phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế có kết nối với vùng KTTĐ miền Trung.
(Lưu ý phối hợp Sở Công Thương để sử dụng triệt để, hiệu quả nguồn số liệu từ đề án Quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế).
4.2 Nội dung chủ yếu của dự án:
4.2.1 Điều kiện thành lập Khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành dệt may của cả nước, vùng KTTĐMT và tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2013
- Về số lượng cơ sở sản xuất, qui mô, năng lực sản xuất;
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành, cơ cấu công nghiệp;
- Sản phẩm, chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm;
- Số lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
- Trình độ công nghệ và thiết bị;
- Nguồn nguyên vật liệu;
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm cạnh tranh;
- Thực trạng đầu tư của ngành;
- Tỷ lệ nội địa hóa ngành.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nêu những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân.
b) Thực trạng về hệ thống chính sách:
- Hệ thống chính sách phát triển ngành dệt may Việt Nam.
- Hệ thống chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ nói chung và CNHT ngành dệt may Việt Nam.
c) Dự báo thị trường và nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may:
- Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm CNHT trên thế giới và trong nước.
- Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm CNHT trong nước, vùng KTTĐMT.
d) Phân tích các điều kiện thành lập Khu công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2.2 Giải pháp phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Các nhân tố ảnh hướng đến phát triển CNHT ngành dệt may
- Vai trò, vị trị của ngành CNHT ngành dệt may trong ngành dệt may, ngành công nghiệp Vùng KTTĐMT, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phân tích và dự báo các yếu tố chủ yếu trong và ngoài nước tác động đến phát triển CNHT VKTTĐMT, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Đánh giá lợi thế, tiềm năng phát triển CNHT ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
b) Kinh nghiệm phát triển ngành phát triển CNHT ngành dệt may của các nước, bài học cho Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Thành lập Khu công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, lựa chọn danh mục các sản phẩm
- Đề xuất xây dựng mô hình (tập trung, phân tán), địa điểm Khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích áp dụng trực tiếp cho mô hình khu CNHT ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế:
+ Chính sách về thuế, về tín dụng
+ Chính sách về hỗ trợ đầu tư hạ tầng
+ Chính sách về tỷ giá, về xuất nhập khẩu
+ Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực
+ Các chính sách khác
d) Nhu cầu vốn đầu tư:
- Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng
- Nhu cầu vốn đầu tư cho các chuyên ngành
e) Một số giải pháp:
- Giải pháp về thu hút đầu tư;
- Giải pháp về tăng cường liên kết, hợp tác giữa các KCN, các doanh nghiệp;
- Giải pháp về nguồn nhân lực;
- Giải pháp về phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN;
- Giải pháp về mặt bằng;
- Giải pháp về bảo vệ môi trường và một số các giải pháp khác.
g) Kết luận, kiến nghị.
4.3  Sản phẩm hoàn thành:
- Báo cáo tổng hợp lập theo nội dung qui định (báo cáo chính kèm theo bản vẽ, bản đồ, phụ lục có liên quan, CD file điện tử): 10 bộ
- Báo cáo tóm tắt dự án trình duyệt: 20 bộ
- Bản kiến nghị riêng rút ra từ Đề án về hệ thống chính sách ưu đãi và hỗ trợ.
- Dự thảo Tờ trình cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trình Chính phủ.
5. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện đề án:  610.644.000 đồng
(Sáu trăm mười triệu, sáu trăm bốn mươi bốn ngàn đồng chẵn; dự toán chi tiết kèm theo).
Trong đó:
- Kinh phí xây dựng nội dung Đề án    : 402.580.000 đồng
- Chi phí tổ chức Hội thảo            : 153.700.000 đồng;
- Chi phí dự phòng                :   27.814.000 đồng.
6. Nguồn vốn : Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
7. Thời gian hoàn thành : Quý I/2015.
8. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan phê duyệt nhiệm vụ: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
-  Đơn vị tư vấn lập Đề án: Trung tâm Tư vấn - Nghiên cứu Phát triển miền Trung (Cơ quan Thường trực và giúp việc cho Ban Điều phối Vùng, Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển Vùng và Quỹ nghiên cứu Phát triển miền Trung).
- Chủ nhiệm Đề án: TS. Trần Du Lịch, Trưởng Nhóm Tư vấn hợp tác Phát triển vùng duyên hải miền Trung.
 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
 

Anh Dương-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày