Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.587.210
Truy cập hiện tại 5.538 khách
Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thiên Huế năm 2015
Ngày cập nhật 21/11/2014

Với một trong những mục đích là triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, ngày 20/11/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thiên Huế năm 2015

Với mục đích là
a) Tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP), Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13), các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và các văn bản có liên quan đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức.
b) Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
c) Kiện toàn tổ chức, biên chế bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở địa phương.
Với yêu cầu là
    a) Xác định cụ thể nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Trong quá trình thực hiện, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm triển khai thi hành các văn bản về xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả.
với các đối tượng thực hiện là
Các cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính.

Với trách nhiệm và nội dung thực hiện:
1. Các sở, ban, ngành
a) Thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương mình về Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, đặc biệt là các văn bản quy định về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
b) Tổ chức triển khai thực hiện, áp dụng kịp thời, nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và các văn bản có liên quan.
2. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện:
a) Nghiên cứu biên soạn tài liệu; tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13, các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và các văn bản có liên quan cho Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân cấp huyện, các cơ quan: Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Y tế, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xã hội có liên quan tại địa phương.
c) Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
d) Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật xử lý hành chính do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
đ) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
e) Theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời phát hiện các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; nghiên cứu, xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh trên thực tế.
g) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiện toàn tổ chức, sắp xếp cán bộ, bổ sung biên chế để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch.

4. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương về kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Tổng hợp dự toán kinh phí bố trí cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; bố trí kinh phí thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, đặc biệt là các văn bản quy định chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
b) Bố trí biên chế, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
c) Thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng và hàng năm công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
Với kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị; việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí của các cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
 

Tập tin đính kèm:
Anh Dương-huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày