Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.555.828
Truy cập hiện tại 8.294 khách
Người đàn ông tàn tật vượt lên số phận
Ngày cập nhật 18/04/2014

Bị tai nạn lao động năm 22 tuổi, cụt mất 2 tay, 1 chân nhưng với nghị lực phi thường, vượt qua những mặc cảm, rào cản, khát vọng được làm người có ích đã hun đúc nên trong con người tật nguyền ấy một nghị lực phi thường để chiến thắng số phận. Ông là Lê Tân - sinh năm 1955, ở Thôn Tân Ba - xã Thủy Bằng - thị xã Hương Thủy.

Năm 1976 bị tai nạn, lúc đó, ông không giám nghĩ mình có thể sống. Nhưng rồi đến khi hồi tỉnh, nhìn cơ thể không lành lặn, ông quyết chí làm lại từ đầu, chấp nhận đối diện với thực tế phủ phàng.
Người ta mất 1 chân đã rất khó khăn trong sinh hoạt cũng như đi lại, đằng này ông mất luôn cả 2 tay. Ông bắt đầu như một đứa trẻ lên 3. Tập bò rồi tập đi bằng nạng; tập cầm muỗng ăn cơm bằng đôi tay không có bàn tay...và dần dần ông cầm được viết, cầm được cả cuốc, cả rựa...

3 năm sau, năm 1979, ông lập gia đình với một người phụ nữ cùng quê. Bà đã bất chấp tất cả lời dị nghị của người đời để cùng ông xây dựng một tổ ấm như ngày hôm nay.
Những ngày đầu lên vùng kinh tế mới, dưới căn lều tạm bợ, vợ chồng ông chấp nhận “đầu tắt mặt tối” khai hoang những ngọn đồi khô cằn để trồng rừng. Ban đầu là vài sào rồi lên dần 1 ha, 2 ha và đến nay, gia đình ông có trên 10 ha rừng keo khai thác hàng năm. Làm được nhà cửa đàng hoàng, ông đầu tư mua thêm xe múc để hợp tác kinh doanh với các công ty xây dựng. Hiện nay, mỗi năm thu nhập của gia đình ông trên 200 triệu, trong đó nguồn thu từ rừng khoảng 100 triệu. Năm 2013, ông bắt đầu trồng thí điểm gần 1 ha cây trầm (hay còn gọi là cây Gió Bầu), nếu thành công ông sẽ nhân rộng mô hình này.

Ông tâm sự : “Sau khi bị khuyết tật, tôi rất bi quan trong cuộc sống nhưng vẫn luôn luôn nghĩ rằng: đã là con người thì mình phải biết vượt lên hoàn cảnh để hòa nhập với cộng đồng. Và đến hôm nay, tôi đã đạt được những thành quả nhất định.”
 Nhưng điều đáng trân trọng nhất ở ông chính là việc đầu tư học hành cho con cái. Ông có 4 người con trai nhưng ai cũng được học hành đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định.
Tiếp xúc với ông, không ai tin trước mắt mình là một người đàn ông khuyết mất 2 tay, 1 chân, bởi ông có thể làm mọi việc như người bình thường. Nhìn ông uống ly trà, dí dỏm kể chuyện về kỷ niệm của tình yêu với người đàn bà thầm lặng đã theo ông hơn nửa cuộc đời mới thấm thía được lời dạy của Bác Hồ “Tàn nhưng không phế”!
 

Bài,ảnh: Thanh Đoàn - Hoài Lam
Các tin khác
Xem tin theo ngày