Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.558.709
Truy cập hiện tại 422 khách
Thủy Thanh: Đưa nghề làm nón vào phát triển du lịch
Ngày cập nhật 10/04/2014

Hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế mà nó đã trở thành một đặc sản văn hóa  gắn với hình tượng của người con gái Huế, nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh chiếc nón đến với du khách, xã Thủy Thanh đã kết hợp với các công ty lữ hành du lịch, đưa nghề làm nón lá ở địa phương trở thành  điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách đến tham quan .

Để phát huy thế mạnh của địa phương, phát huy những làng nghề truyền thống, nghề chằm nón lá ở xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) đã được nghiên cứu, trở thành  điểm đến trong các tour du lịch. Du khách khi đến với làng nghề chằm nón Thanh Toàn của xã Thủy Thanh sẽ được giới thiệu về ý nghĩa của chiếc nón Huế và các công đoạn làm nón. Sau khi được xem cách làm nón, du khách có thể tự tay làm các chiếc nón qua sự hướng dẫn của những người thợ làm nón. Nhiều du khách sau khi tham quan tại đây đã đặt hàng và chọn mua sản phẩm để làm hàng lưu niệm. Tại đây du khách đã cảm nhận được rằng, để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các người thợ làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của đôi tay. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.    

Du khách tham quan nghề làm nón tại xã Thủy Thanh            

Chị Hoàng Thì Hà, Du Khách đến từ Hà Nội cho biết: “Sau khi được đến đây và được xem các nghệ nhân làm nón tôi thấy nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ có một sự thanh thoát nhẹ nhàng, không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự”. 
Nón lá Huế có được danh tiếng như vậy là do chiếc nón lá ở đây có những đặc trưng riêng về màu sắc, kiểu dáng, kích thước, trọng lượng, độ bền... đã tạo nên sự khác biệt so với nón lá của các địa phương khác. Về hình thái, nón lá Huế màu trắng xanh, có những đường điểm xuyết màu xanh rất nhẹ theo chiều dọc lá nên về cơ bản sắc màu nón lá Huế vẫn là trắng. Nón lá Huế mỏng, nhẹ, thanh tao, mềm mại, đẹp chắc, bền và cân đối.
Thời gian qua, du lịch phát triển mạnh ở Huế, nón lá cũng trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Việc đưa nghề làm nón lá vào các tour du lịch ở Thủy Thanh không chỉ giới thiệu được sản phẩm đến du khách mà còn góp phần vào việc phát triển du lịch ở địa phương, phát triển kinh tế cho các hộ dân làm nghề nơi đây.
Ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh cho hay: “Hiện nay chính quyền địa phương đang tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ, gắn nghề làm nón với du lịch lễ hội qua các kỳ Festival làng nghề truyền thống Huế và Lễ hội “Chợ quê ngày hội” được tổ chức tại cầu ngói Thanh Toàn. Hiện tại chúng tôi đang hợp tác với tổ chức Jica để hoàn thiện tour du lịch cộng đồng tại cầu ngói Thanh Toàn và làng nghề làm nón Thanh Toàn cũng sẽ là một trong những điểm đến chính trong tour du lịch của chúng tôi”.
Dù xuất hiện ở đâu, chiếc nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó. Với việc đưa nghề làm nón vào phát triển du lịch, mở rộng thị trường tiêu thụ, nghề làm nón ở Hương Thủy đang đứng trước những cơ hội mới, nghề truyền thống của địa phương đang tiếp tục được lưu giữ và được phát huy, một cách làm hay cần được nhân rộng tại các địa phương có nghề làm nón ở Thừa Thiên Huế
 

Bài, ảnh: Ngọc Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày