Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.561.309
Truy cập hiện tại 1.587 khách
VNEN và bàn tay nặn bột - Tín hiệu sáng cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam tại trường phổ thông
Ngày cập nhật 17/03/2014

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam đang là vấn đề thời sự, cấp thiết được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Các phương pháp dạy học tích cực nhằm dạy cho học sinh cách học (đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề) do Bộ GD&ĐT khởi xướng đang được triển khai thí điểm, bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực. Trường TH Số 2 Phú Bài là một trong ít trường học được chọn thí điểm mô hình trường học mới VNEN và phương pháp dạy học bàn tay nặn bột.

Cùng với các hoạt động chào mừng 39 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2014), 83 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2014), sáng nay (15/3), Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài (thị xã Hương Thủy) đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường phương pháp dạy học theo dự án VNEN và tiếp tục triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột.



Đến với buổi sinh hoạt chuyên môn có ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học, sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế; ông Võ Tuyến, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy, ông Lê Văn Trung, Trưởng bộ phận Tiểu học, Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy;  các giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Huế cùng các em sinh viên trường Đại học Sư phạm Huế. Đặc biệt là sự hiện diện của tập thể cán bộ, giáo viên 2 trường (TH số 2 Phú Bài & TH số 2 Tứ Hạ, thị xã Hương Trà).

Với những tình cảm chân thành, các cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng các em học sinh Trường TH số 2 Phú Bài đã gửi đến quý thầy cô giáo các tiết mục văn nghệ thật ấn tượng.

Học sinh có cơ hội thảo luận nhiều hơn, làm nhiều hơn, nhìn nhiều hơn


Đồng hành với các tiết dạy theo mô hình trường học mới VNEN, phương pháp Bàn tay nặn bột cũng thu hút sự quan tâm của các đại biểu. Qua một tiết học lí thú, học sinh có cơ hội trình bày quan niệm riêng, đề xuất phương án kiểm chứng, tiến hành thí nghiệm, quan sát, đưa ra kết luận. Học tập theo các phương pháp dạy học này, học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống, kĩ năng đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề.

Phát biểu chỉ đạo sau khi dự giờ, tham quan các tiết học, ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học đánh giá cao sự chuẩn bị khá chu đáo, sự tận tâm, nhiệt tình của các giáo viên và nhà trường, cần phát huy và nhân rộng. Ông Phan Văn Hải cũng lưu ý các giáo viên khi triển khai phương pháp dạy học này cần lưu ý rèn luyện kĩ năng đối với học sinh, đặc biệt là kĩ năng mềm. Chú ý đến mục đích dạy học, không nhìn vào điều kiện (cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí,...).

Ông Phan Văn Hải (Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học) quan sát rất kĩ các hoạt động của học sinh

Đây là buổi sinh hoạt chuyên môn có ý nghĩa, lí thú, phần thảo luận của các đại biểu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề chuyên sâu về phương pháp dạy học đặc trưng. Mặc dù không ai nói ra, nhưng mọi người tham dự đều nhận thức sâu sắc rằng, hãy làm, làm và làm, đừng quá đặt nặng vào vấn đề cơ sở vật chất, điều kiện dạy học. Đây là những phương pháp dạy học tích cực, đã được các nước trên thế giới áp dụng thành công, hiệu quả. Các phương pháp dạy học này phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII (khóa XI).

Lê Thị Vy - Nguyễn Văn Cần
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày