Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.561.287
Truy cập hiện tại 1.569 khách
Nghĩ về một ngã ba sông
Ngày cập nhật 14/03/2014

Mấy ngày trước, có dịp đi một vòng quanh vùng ngã ba sông Như Ý – Lợi Nông, chúng tôi chứng kiến một khung cảnh chẳng mấy đẹp đẽ. Nơi hợp lưu ấy, những hồ cá lấn ra dòng sông, những bờ bãi chẳng có tính trật tự, những bụi tre, rặng lau che khuất tầm nhìn. Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới xác định được khu vực hợp lưu của hai con sông nhỏ nhưng khá nổi tiếng ấy. Đi trên bờ, chúng tôi hỏi mãi người dân sống quanh đó, đi lui đi tới tìm kiếm mới biết đâu là ngã ba sông.

Trong tổng thể xóm Chánh Đông (Đông Lâm xưa) của phường Thủy Châu, ngã ba sông Như Ý – Lợi Nông ở phía Nam có vai trò khá quan trọng. Chính ngã ba này, ngày xưa, đã góp phần hình thành nên Đông Lâm nổi tiếng được ghi lại trong số 20 thắng cảnh của kinh đô Huế. Giữa không gian của đồng ruộng, nổi bật lên một khu rừng nhỏ, nằm kẹp giữa 2 dòng sông nhỏ, Đông Lâm xứng đáng được ghi nhận với sự đa dạng của chim muông, cây cỏ.
    Ngày xưa là thế, ngày nay đã khác. Tuy nhiên, khi ý định khôi phục một khu vực du lịch sinh thái, dựa trên tuyến du lịch nông thôn, kéo dài từ xã Thủy Thanh xuống tận Chánh Đông ngày nay, không gian du lịch không dừng lại ở trong lòng Chánh Đông mà phải qua hết ngã ba sông ở phía Nam đó. Bởi lẽ, nếu không gian của Đông Lâm xưa – Chánh Đông nay để phục vụ du lịch được thì không thể tính đến tổng thể của nó, trong mối liên hệ các không gian phụ cận và bổ trợ ấy.
    Khi đã tính đến tổng thể, việc tồn tại những ao hồ lấn sông, những công trình mà người dân bồi lấn và xây dựng hiện nay ở ngã ba sông và ven bờ của hai con sông cũng phải nghĩ đến chuyện tháo dỡ. Thứ nhất là nhằm giải phóng không gian và trả lại nguyên trạng cảnh quan bờ sông như ngày xưa. Thứ 2 là giải phóng lòng sông để tạo điều kiện xây dựng tuyến du lịch dưa trên phương tiện giao thông đường sông.
    Có một lần, ngồi ở Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, chúng tôi bắt gặp một nhóm khách du lịch nước ngoài muốn thuê ghe nốt để xuôi dòng sông Như Ý về hướng Nam. Chưa biết thuê được thì họ đi đến đâu, thế nhưng, có một điều thu hút những du khách ấy chính là muốn được xuôi dòng Như Ý để ngắm cảnh làng quê của Thủy Thanh nói riêng và Hương Thủy, Thừa Thiên Huế nói chung. Vậy thì, khi có thể hình thành tuyến du lịch tham quan nông thôn, có tính sinh thái, kéo dài từ Thủy Thanh xuống tận Đông Lâm xưa với ngã ba sông Lợi Nông – Như Ý thì sẽ thế nào ?
    Trước đây, có những ý kiến mong muốn phục hồi Đông Lâm xưa để phục vụ du lịch, tất nhiên là dựa trên cơ sở những gì còn lại. Điều đó thật đáng quý, bởi lẽ, nếu hình thành được tuyến du lịch dựa trên danh tiếng Đông Lâm xưa thì Hương Thủy sẽ bớt phụ thuộc vào các tuyến du lịch hiện tại. Đó là những tuyến du lịch tham quan lăng tẩm của vua Thiệu Trị, Khải Định, du lịch tâm linh Quán Thế Âm ở xã Thủy Bằng. Khi ngắm mãi các di tích xây dựng, nhiều khi, có người cũng chán và có thể họ lại muốn thư giãn và ngắm cảnh sông nước ruộng vườn.
    Thị xã Hương Thủy có đầy đủ các cảnh đẹp từ đồi núi, sự trầm mặc của di tích lăng tẩm, sự hài hòa và mơn man của sông ngòi, đồng ruộng … là có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch có tính phối kết hợp và bổ trợ nhau giữa các yếu tố, các thành phần. Thiết nghĩ, khi xây dựng tuyến du lịch nông thôn – sinh thái ở phía Đông và Đông Bắc, dựa trên hai dòng sông Như Ý – Lợi Nông và Đông Lâm xưa thì ngã ba sông Như Ý – Lợi Nông ở phía Nam của Đông Lâm, xây dựng cảnh quan tổng thể của hai bên bờ sông và ở ngã ba sông đó có ý nghĩa quan trọng. Hơn nữa, trong một đô thị càng phát triển trong tương lai, yếu tố sinh thái là điều không thể bỏ qua. Và phía Đông và Đông Bắc của thị xã, hai dòng sông Như Ý, Lợi Nông sẽ mang lại điều đó/.
 

Đình Đính- huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày