Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.567.165
Truy cập hiện tại 4.469 khách
Mai một tiếng búa quai đe
Ngày cập nhật 03/01/2014

Rèn xóm Vực, cái tên đó gợi nhớ rất nhiều về hình ảnh một xóm nghề từng dồn dập tiếng búa quai đe bên bếp lửa hồng ở ven sông Vực thuộc hai phường Thủy Phương và Thủy Châu, thị xã Hương Thủy. Nói là xóm ở hai phường nhưng phần lớn lại thuộc về phường Thủy Châu. Những lưu dân làng Hiền Lương (xã Phong Hiền – huyện Phong Điền) đã mang đến đây một cái nghề không thể thiếu của mấy trăm năm trước : nghề rèn.

Còn nhớ, cách đây chừng 10 năm, nghề rèn vẫn còn phát đạt lắm. Hễ đến sông Vực là đã nghe tiếng búa dập sắt rầm rập, rầm rập. Nhìn những người thợ rèn xóm Vực hối hả với từng nhát búa, tỉ mỉ với từng đường gọt trên lưỡi dao, lưỡi rựa, mới thấy, cái nghề đầy bụi bặm và tiếng ồn đó đã từng mang lại một sinh khí cho nghề truyền thống ở Hương Thủy trước đây và nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sau này. Những người thợ rèn xóm Vực đã góp phần tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp địa phương, những dụng cụ lao động khó có thể thay thế một thời gian dài.
    Có lần, khi tìm hiểu về nghề rèn ở xóm Vực, chúng tôi được tiếp xúc với mấy cụ già trong xóm, các cụ kể về nghề rèn của thời hoàng kim bằng một tinh thần hồ hởi pha chút hoài niệm. Ông Hoàng Ngọc Dũng, một thợ rèn già, kể lại : «Nói mô xa, ngày sau năm 1975 thôi, phong trào hợp tác xã cũng đã giúp nghề rèn ở đây làm ra giá trị sản phẩm đến hơn 2 triệu đồng. Thời đó, con số rứa là to lắm. Hợp tác xã rèn chúng tôi trở thành hợp tác xã tiêu biểu của địa phương đó chứ. Chừ mà làm ra giá trị ngang với ngày nớ thì xóm Vực ni giàu to. »


    Thế nhưng, khi những sản phẩm có nguồn gốc công nghiệp, cơ khí xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với sự phát triển của công nghiệp và thương mại, những sản phẩm đó dần chiếm vị trí của sản phẩm của các lò rèn xóm Vực. Có số lượng áp đảo, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu sử dụng kịp thời, thậm chí rẻ hơn sản phẩm của xóm rèn, sản phẩm công nghiệp, cơ khí đó đã tạo nên một cơn lốc thật sự cho sự tồn tại những lò rèn. Giữa cuộc cạnh tranh của người và máy móc, sức lực và chi phí bên nào ít hơn bên đó sẽ có cơ hội thắng lợi. Xóm Vực thất thế trong cuộc chạy đua với máy móc.
    Những người thợ rèn xóm Vực, nhiều năm về trước, chỉ còn là những người trên 35, 40 tuổi. Giờ đây là những người ngoài 50. Sức khỏe có hạn, tay búa cũng yếu đi. Còn thanh niên, họ có những ước mơ khác, dự định khác và theo đuổi những con đường khác ngoài cái lò rèn nóng nực, bụi bặm mà cha ông họ đã từng bám mặt, bám lưng và hít thở. Cuộc sống ngày một thay đổi, thanh niên xóm Vực không thể tiếp tục chạy đua với cuộc sống bằng một cái nghề mà người trong xóm từng bước thất bại trước làn sóng sản phẩm công nghiệp, cơ khí được.
    Một thợ rèn ở xóm Vực tâm sự với chúng tôi rằng : «Mình làm nghề vất vả lắm rồi nên cũng không muốn con cái theo nghề ni mà khổ. Thôi thì làm tới mô hay nấy. » Có thể, đó là tâm lý chung của hầu hết những người thợ bao đời vất vả. Nhưng biết làm sao hơn khi cuộc đua không cân sức giữa xóm rèn với sản phẩm công nghiệp, cơ khí ngày một chênh lệch, phần hụt hơi lại là xóm rèn.
    Ngày nay, đi dọc những con đường ở xóm Rèn, tiếng búa cùng dần ít vang vọng và chát chúa hơn. Cả xóm chỉ còn khoảng 6 lò thường xuyên đỏ lửa, còn lại chỉ dăm ba lò rèn một cách cầm chừng. Chừng 5 – 6 năm trước, thu nhập của một lò rèn chừng 100 – 200 ngàn đồng/ngày với cả một gia đình cắm cúi đập búa, rèn cái này cái khác, thì hiện nay, thu nhập vẫn như thế, có ngày còn không có đồng nào. Cuộc sống thay đổi và phát triển nhưng thu nhập vẫn như cũ thì làm sao đáp ứng được nhu cầu.
    Sức vóc không có nhiều, sự tiếp nối của thế hệ trẻ gần như ngày một mờ nhạt đi, xóm Vực giờ đây giữ nghề chỉ là những ông thợ rèn già. Họ ít có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và họ phải tiếp tục với lò với bệ để kiếm thu nhập. Hình ảnh những người thợ già lúi húi với lò bệ cũng giống như hình ảnh một ngọn lửa trong lò rèn đang đốt những cục than cuối cùng vậy. Khi cục than cuối cùng tắt lửa cũng là lúc nghề rèn cáo chung và đi vào dĩ vãng./.
 

Đình Đính- huongthuy.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày