Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.529.060
Truy cập hiện tại 4.130 khách
Người đam mê tranh tuyên truyền cổ động
Ngày cập nhật 10/03/2015

Ngày nay, tranh cổ động dần được thay thế bằng những pano, ap phích nhờ công nghệ hiện đại hỗ trợ, nhưng đâu đó trên những con đường dọc đất nước Việt Nam vẫn còn xuất hiện những bức tranh cổ động được vẽ nên bởi đôi bàn tay tài hoa của người họa sĩ.

Những ngày đầu xuân, khi mọi người đang háo hức bước vào một năm mới thì trên những tuyến đường chính ở thị xã Hương Thủy, có một người họa sỹ vẫn miệt mài với chiếc cọ vẽ những bức tranh cổ động để chuẩn bị đón chào thị xã tròn 5 tuổi. Đã hơn 20 năm nay, cứ đến các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, những bức tranh cổ động với các khẩu hiệu ngắn gọn và hình ảnh đặc trưng đã được đặt ở các vị trí trung tâm của thị xã. “Do đặc thù của tranh tuyên truyền cổ động thường là khổ lớn nên để hoàn thành một cụm tranh cổ động rất tốn thời gian. Từ công đoạn sơn lót, vẽ phác họa đến khi hoàn thành một tác phẩm hoàn chỉnh ít nhất cũng 10 ngày. Vì đam mê và muốn giữ lại một chút gì đó của lịch sử, của văn hóa dân tộc nên tôi vẫn duy trì vẽ tranh cổ động” - họa sỹ Ngô Văn Hà, cán bộ Trung tâm VHTT&TT thị xã Hương Thủy, tâm sự.


Họa sỹ Ngô Văn Hà đang hoàn thiện một cụm tranh tuyên truyền cổ động

Tranh cổ động đã trở thành một trong những vũ khí sắc bén trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng một thời chia sẻ và động viên con người kiên gan bền chí trong khói lửa chiến tranh. Đất nước hòa bình, ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, tranh cổ động còn là kênh thông tin phản ánh những thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Không như tranh in, tranh cổ động được vẽ bằng tay không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện được cái nhìn tỉ mỉ đến từng chi tiết của người họa sĩ mà nó còn phải thanh thoát và phóng khoáng trong cấu trúc của hình và nét. Nét dày, nét thưa được tập hợp trong các không gian dày đặc mà không rối, phải có chiều sâu và chắt lọc được hình ảnh tiêu biểu của sự vật, vì tiêu chí của tranh cổ động là phải thể hiện được tính thời sự rõ nét và mang ngôn ngữ nghệ thuật súc tích, dễ hiểu. Họa sỹ Ngô Văn Hà chia sẻ: “Tranh cổ động thuộc loại hình nghệ thuật đồ họa mang tính khái quát cao với những yêu cầu như tính thời sự, tính điển hình hoá,... phục vụ nhu cầu phản ánh tuyên truyền một cách kịp thời, biểu đạt rõ ràng, thuyết phục nhằm đưa ra một thông điệp chính trị xã hội cho người xem”.


Tranh cổ động được vẽ bằng tay đặt ở tuyến đường trung tâm
thị xã Hương Thủy

Ra đời từ những ngày tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tranh cổ động đã có hơn 70 năm tồn tại và gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngày nay, tranh cổ động dần được thay thế bằng những pano, ap phích nhờ công nghệ hiện đại hỗ trợ, nhưng đâu đó trên những con đường dọc đất nước Việt Nam vẫn còn xuất hiện những bức tranh cổ động được vẽ nên bởi đôi bàn tay tài hoa của người họa sĩ. Nó không chỉ đưa ta về với hoài niệm xưa cũ mà còn mang đến cho người xem cảm nhận về khí thế cách mạng và khát vọng vươn lên của một dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.        
 

Bài & ảnh: Thanh Đoàn
Các tin khác
Xem tin theo ngày