Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.550.104
Truy cập hiện tại 5.781 khách
Hiệu quả từ dự án “Sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững” ở Hương Thủy
Ngày cập nhật 07/08/2014

Trường tiểu học Thanh Toàn, xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) là 1 trong 5 trường nằm trong dự án “Sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững" do Bộ giáo dục & Đào tạo phối hợp với UNESCO tổ chức trong thời gian qua. Đây là chương trình nhằm tăng cường sự ứng phó của ngành giáo dục trước những thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH), thảm họa thiên tai ở địa phương. Qua thời gian triển khai, việc đưa nội dung giáo dục "vì sự phát triển bền vững" vào giảng dạy trong trường tiểu học Thanh Toàn đã phát huy hiệu quả, giúp nâng cao nhận thức của các em học sinh cũng như phụ huynh tại địa phương.

Sáng kiến này là một phần của thỏa thuận toàn cầu giữa UNESCO và Samsung nhằm mục đích tăng cường sự ứng phó của hệ thống giáo dục và cộng đồng địa phương trước những thách thức cho phát triển bền vững hiện nay và Việt Nam là quốc gia đầu tiên tham gia hưởng lợi sáng kiến. Thông qua chương trình, giáo viên, học sinh trường tiểu học Thanh Toàn được tiếp thu nhiều bài học bổ ích, lý thú. Thầy Nguyễn Hữu Bôn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Toàn cho biết: “Thông qua chương trình phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu đã giúp chúng tôi biết cách lập sơ đồ sơ tán trường học, cách xác định điểm yếu, điểm mạnh, đường sơ tán, điểm an toàn, điểm nguy hiểm, lịch thiên tai theo mùa, nêu ra được những vấn đề cần khắc phục nhằm giảm nhẹ rủi ro cho học sinh và giáo viên nhà trường”.


Hướng dẫn cho học sinh lập bản đồ sơ tán khi thiên tai xảy ra

Một phần trong quy trình này, mỗi nhà trường xây dựng một lịch theo mùa, trên đó thể hiện những hiểm họa có khả năng gây ảnh hưởng đến nhà trường tại các thời điểm khác nhau trong năm và được xây dựng thành một bản đồ hiểm họa cùng danh sách các giải pháp giảm thiểu rủi ro. Trên cơ sở kết quả đánh giá, nhà trường và cộng đồng cùng phác thảo một danh sách các hành động cần thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro, mối đe dọa; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cá nhân.
Bên cạnh thực hiện công cụ đánh giá các rủi ro thảm họa và mối đe dọa trong nhà trường, dự án còn triển khai kế hoạch hành động cộng đồng (KHHĐCĐ). Tất cả những đối tượng hưởng lợi sẽ được huy động để thực hiện thông qua KHHĐCĐ. KHHĐCĐ sẽ xác định và ứng phó những rủi ro, mối đe dọa và thách thức chủ yếu của các địa phương thông qua những dự án và hoạt động có thể triển khai theo phương thức đồng tham gia của toàn thể cộng đồng, với sự hỗ trợ của chính quyền và các bên liên quan thuộc nhiều ngành nhằm cùng nhau xác định ưu tiên và quyết định những sáng kiến quan trọng mang lại lợi ích cho bản thân ngành của mình và toàn thể cộng đồng. Các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ nhà trường cũng được đưa vào nội dung của KHHDCĐ.
Các đối tượng hưởng lợi từ dự án gồm: học sinh, phụ huynh, giáo viên, cộng đồng, chính quyền địa phương. Dự án gồm 7 hợp phần: Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học trực tuyến; nâng cao nhận thức cho các đối tượng hưởng lợi; kế hoạch phòng ngừa thảm họa nhà trường; kế hoạch hành động cộng đồng; kế hoạch truyền thông; kế hoạch quản lý rủi ro thảm họa cho các khu di sản; nâng cao nhận thức về cách sử dụng hình ảnh vệ tinh phục vụ công tác ra quyết định dựa trên minh chứng. Mỗi hợp phần đều có một mục tiêu và kế hoạch hành động riêng, được thực hiện đan xen với nhau, trong đó nhà trường và cộng đồng đóng vai trò trọng tâm.
Bà Katherine Muller- Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Trong một dự án có bản chất đa ngành gồm nhiều bên liên quan khác nhau, thì sự tham gia và cam kết là những yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công của sáng kiến. Mục tiêu chung của dự án là nhằm hỗ trợ cho các trường học có khả năng thích ứng và bền vững hơn bằng việc tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng địa phương và toàn hệ thống giáo dục trước những thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH), thảm họa và mất đa dạng sinh học.
Kết quả đánh giá ở mỗi trường sẽ được sử dụng làm cơ sở cho các hoạt động khác của dự án, như xây dựng kế hoạch phòng chống thảm họa nhà trường và kế hoạch hành động cộng đồng để ứng phó với BĐKH và giảm thiểu rủi ro thảm họa.  Những gì mà nhà trường loàm được sẽ nâng cao nhận thức, cung cấp kỹ năng sống thích ứng với biến đổi khí hậu, sẽ là nền tảng cơ bản giúp các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là  khả năng tự bảo vệ chính mình trong thiên tai và biến đổi khí hậu.
 

Bài&ảnh: Ngọc Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày