Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 15.551.614
Truy cập hiện tại 6.506 khách
Người nhận lương hưu “mất quyền sống và bị cắt lương hưu” nếu không đến ký nhận còn sống?
Ngày cập nhật 16/06/2014

        Việc thực hiện trả lương hưu qua tài khoản cá nhân “ATM”, giúp các cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH)  tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm thiểu tối đa về rủi ro tiền mặt. Còn người được trả lương lại được hưởng lãi suất từ tài khoản tiền gửi. Trả lương qua tài khoản, giúp minh bạch hóa thu nhập cá nhân và hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, là một công cụ hữu ích để hạn chế tình trạng tham nhũng; hạn chế lưu thông tiền mặt, giúp Nhà nước kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông để thực thi hiệu quả các chính sách tài chính tiền tệ…
         Song, Quyết định 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội tại Mục I, Điều 8 “ 2. BHXH huyện - Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thuộc phạm vi quản lý.
       - Quản lý người hưởng tăng, bao gồm: Người hưởng mới chuyển đến lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn; Người hưởng có thời gian từ 6 tháng trở lên không đến nhận tiền (đối với người hưởng nhận bằng tiền mặt) hoặc không đến ký xác nhận đối với người hưởng nhận tiền qua tài khoản thẻ ATM đã tạm dừng in danh sách chi trả khi có đơn đề nghị nhận lại chế độ BHXH…”
         Là một người lĩnh lương hưu qua ATM, bà Nguyễn Thị Ngọc B (phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) thừa nhận tính tiện ích của dịch vụ nhưng lại bực bội cái cảnh một năm hai lần ra UBND phường kí xác nhận "còn sống" để được tiếp tục lĩnh lương hưu!.
        Tháng 6 năm 2014, ông Trần Công N chồng bà N.T.N.B nói với vợ đã là ngày 10/6/2014 nhưng tại sao điện thoại của em chờ “ông ATM’ thông báo đã có lương nhưng không thấy? Ông N đến Bưu điện thị xã Hương Thủy đơn vị làm dịch vụ trước khi bà B chưa chuyển lương hưu qua ATM để hỏi; nhân viên bưu điện nói cộc lốc: "Bác đã ký xác nhận chưa? Nếu chưa thì đến cơ quan BHXH thị xã để ký!". Ông N bần thần không biết lý do gì đột nhiên vợ bị “cắt lương hưu” một cách đột ngột! Đến BHXH thị xã  ông N cũng đã được nhân viên BHXH giải thích và hiểu rõ quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc và nhắc cả lịch phải đi kí nhận vào 5 ngày đầu tháng 5 và tháng 11 hàng năm. Như vậy Quyết định 488 của BHXH VN còn nhiều vấn đề bất cập.
        - Thứ nhất,  người đóng bảo hiểm xã hội khi đương chức thì cơ quan quản lý CBCC đó phải có trách nhiệm trích kinh phí và lương để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đăng ký.
       - Thứ hai, khi được Nhà nước giải quyết chế độ nghỉ hưu thì cơ quan BHXH nơi chi trả lương hưu của đối tượng đó phải quản lý đối tượng để chi trả lương đúng chế độ chính sách, trường hợp có hợp đồng một tổ chức nào đó để nhận chi trả lương hưu… thì đơn vị đó phải quản lý và chịu trách nhiệm đề xuất với BHXH cấp trực tiếp chi trả đúng theo quy định; 5 tháng hoặc một năm theo quyết định 488 của BHXHVN thì đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng được chi trả theo chế độ phải mang danh sánh hưởng lương… đến UBND phường để rà soát thì rất hợp lý và người được hưởng chế độ về “già” phấn khởi hơn; đằng này trong một năm mà phải đi “xin” xác nhận sự sống hai lần thật là phiền toái!
        - Thứ ba, đúng vào tháng 5 hoặc tháng 11 của năm, nếu ông hoặc bà và cả nhà đi thăm họ hàng xa, hay đi du lịch chưa về  thì  không thể đến kí đúng thời hạn được. Nếu  không kí đúng thời hạn, tiền lương sẽ không được chuyển vào tài khoản.
        - Thứ tư, mẫu 19 “Giấy đề nghị tiếp tục nhận chế độ Bảo hiểm xã hội” nếu người hưởng chế độ hưu đã chết sau đó sống lại thì BHXH mới cấp giấy này để cá nhân người đó đi ký xác nhận để tiếp tục hưởng chế độ; còn không biến động thì không nên yêu cầu bắt buộc quá đáng.
        - Thứ năm, để tài khoản ATM của các cụ hưu trí được "rót" lương hưu đúng kỳ, đúng tháng, chống bệnh quan liêu hành chính, hành dân, các cụ tha thiết "mong BHXH phải cải cách hành chính" tạo điều kiện cho người già được nhận lương một cách thuận lợi hơn.
           Qua trao đổi trực tiếp với giám đốc BHXH thị xã Hương Thủy, quyết định 488 của BHXH VN là quy định bắt buộc và người lĩnh lương vẫn phải trực tiếp kí nhận. Nếu người đăng kí lĩnh lương qua tài khoản đang ở xa hoặc quá già yếu không đi được thì người nhà có thể đến trung tâm BHXH thị xã “xin mẫu xác nhận", về UBND phường, xã xác nhận chữ kí của người lĩnh lương và nộp lại cho BHXH thị xã. Mỗi mẫu xác nhận này có giá trị trong 6 tháng.
          Chúng tôi cũng hiểu rằng, để việc quản lý, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc được chính xác, an toàn. Vì hiện nay cán bộ hưu trí đăng ký hộ khẩu một nơi nhưng lại sinh sống ở nơi khác nên việc theo dõi chứng tử gặp nhiều khó khăn và không kịp thời. Ý kiến này cũng đúng nhưng không thuyết phục, theo tôi việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch và tạm trú, tạm vắng của các địa phương hiện nay quản lý rất chặt chẽ, khoa học; đồng thời BHXH hoặc người được giao trách nhiệm quản lý nên rà soát các sổ lương hưu không có hộ khẩu thường trú tại địa phương để quản lý việc “ sinh,  tử “ của các cụ, không nên làm đại trà như hiện nay là thiếu tính nhân văn. Cảm giác của người cao tuổi khi ký nhận còn sống để được lĩnh lương hưu là rất bức xúc; tiền bỏ ra đóng BHXH là tự nguyện, trừ thẳng vào lương, nhanh chóng và dễ dàng, nhưng đến khi già cả, yếu đuối, cũng đồng tiền của mình đấy mà rút ra sao thấy lắm “t…hủ” tục! Tâm nguyện của người già nói chung, người được hưởng lương hưu nói riêng còn sức đâu mà đi “xin xác nhận sự sống”, như tôi đã nói trên việc nầy phải do cán bộ quản lý lương hưu trí thực hiện theo quyết định 488 của BHXHVN. Người già như các cụ chỉ nhờ người thân đến UBND phường, xã “xin xác nhận” khi qua đời! Một cái mong của các cụ nữa là phải báo tử để có cơ sở hưởng tiền mai táng phí… thế thôi!
           Bảo Hiểm Xã Hội quản lý chứng tử khó khăn giao "quyền” đi xác nhận còn sống cho các khách hàng đã ở tuổi "lục, thất thập cổ lai hy". Người già muốn đi lĩnh tiền của mình tự nguyện gửi vào BHXH ngày nào thì nay tiếp tục phải làm thay cái khó, cái khổ để những người trẻ đang đương nhiệm nhàn hạ.
 

Bài: Trần Nguyên
Các tin khác
Xem tin theo ngày