Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thống kê truy cập
Tổng lượt truy câp 14.618.082
Truy cập hiện tại 642 khách
Hội Nông dân thị xã Hương Thuỷ xây dựng tổ chức Hội Nông dân cơ sở vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 19/07/2010 của BCH Trung ương Hội NDVN khoá V
Ngày cập nhật 13/08/2015

Sau khi Ban Thường vụ Hội Nông dân thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch số 49-KH/HNDT ngày 31/12/2014 và Hướng dẫn số 337-HD/HNDT ngày 21/01/2015 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HNDTW ngày 19/07/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN khoá V về tiếp tục xây dựng Hội Nông dân các cấp vững mạnh.

       Công tác xây dựng củng cố tổ chức cơ sở Hội được tăng cường, trước hết là tuyên truyền phổ biến quán triệt Nghị quyết số 04-NQ/HND của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa IV “về nâng cao chất lượng tổ chức Hội các cấp” cho cán bộ, hội viên nông dân ở các xã, phường gắn với tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó động viên cán bộ, hội viên nông dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng Hội Nông dân vững    mạnh, tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất.

        Cơ quan Hội Nông dân thị xã định biên 4 đồng chí, trong đó Thường trực 3 đồng chí và 1 đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành HND thị xã có 25 uỷ viên, tăng 2 uỷ viên so với nhiệm kỳ trước, Ban Thường vụ có 7 uỷ viên tăng 2 uỷ viên so với nhiệm kỳ 2007-2012.              

        Xây dựng củng cố 12/12 Ban chấp hành xã, phường từ năm 2010-2014 có 63,33% vững mạnh, 28,33% đạt khá và 8,33% cơ sở hội trung bình; số lượng BCH cơ sở có từ 9-19 uỷ viên, do đặc thù tổ dân phố đông như phường Thuỷ Châu cơ cấu 21 uỷ viên BCH ; HND phường Phú Bài 23 uỷ viên. Xây dựng và củng cố 138 Chi Hội đi vào hoạt động có hiệu quả, trong đó 1 chi Hội nghề nghiệp ( nuôi cá); phân loại vững mạnh 69,5%, khá 27,9% và trung bình 1,5%. Qua các kỳ đại hội đã bố trí số lượng và cơ cấu BCH Hội Nông dân thị xã, xã, phường và BCH chi Hội phù hợp theo địa bàn dân cư từ huyện lên thị xã. Các cơ sở Hội đã  lựa chọn, bố trí những cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tâm huyết với nông dân giữ chức vụ chủ chốt của Hội Nông dân thị xã, xã, phường và Chi hội trưởng nông dân; đồng thời từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội qua tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo qua thực tiễn gồm HND thị xã 1 đồng chí tốt nghiệp đại học kinh tế hệ tại chức, 2 đồng chí học nghiệp vụ công tác Hội do TW Hội tổ chức và đã cấp chứng chỉ. Cấp Hội cơ sở có 6 đồng chí tham gia học Trung cấp lý luận chính trị-Hành chính; 6 đồng chí được đào tạo chuyên môn trong đó 3 đại học, 01 Cao đẳng, 2 trung cấp. Ngoài ra hằng năm luân phiên cử đi học nghiệp vụ công tác Hội ở trường cán bộ trung ương Hội, tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã .

         Tăng cường vận động phát triển hội viên và nâng cao chất lượng hội viên. Số lượng và chất lượng hội viên ngày càng tăng, năm 2010 có 6.934 hội viên, đến 31/10/2014 tăng 1.483 hội viên, nâng tổng số hội viên hiện nay lên 8.389 hội viên (sau khi rà soát chất lượng hội viên đã giảm 1.384 hội viên); các cơ sở Hội đã tiến hành rà soát lại danh sách hội viên, phát thẻ cho hội viên, đưa công tác quản lý hội viên đi vào nề nếp và tổ chức sinh hoạt thường xuyên hơn. Đến nay tất cả các thôn, tổ dân phố đều có tổ chức Hội nông dân, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt đạt từ 70-80%; 100% hội viên đều được phát thẻ hội viên. Bên cạnh đó công tác xây dựng hội viên nòng cốt cũng đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ ở nông thôn, đến nay mỗi xã, phường đều có từ 5 - 10% hội viên nòng cốt.

        Công tác xây dựng quỹ hội được chú trọng hơn, do làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức xây dựng Hội nên 5 năm qua việc đóng hội phí của hội viên và xây dựng quỹ hội ở cơ sở, chi Hội đạt kết quả tốt. Đến nay có 100% cơ sở, 85% chi hội thu được hội phí và có trên 70% hội viên nộp hội phí. 100% cơ sở, 95% chi hội có quỹ, mức quỹ bình quân của cơ sở hội phổ biến từ 1 - 3 triệu đồng, chi hội từ 1,2 - 10 triệu đồng. Các xã có quỹ tương đối lớn như: xã Thuỷ Bằng 54,9 triệu, Phường Phú Bài 32,8 triệu đồng, xã Thuỷ Phù 30,5 triệu đồng, Phường Thuỷ Dương 27,7 triệu động….; bình quân 1 hội viên xây dựng quỹ hội của năm 201039.740đ/ hội viên, đến cuối năm 2014 bình quân 85.000đ/ hội viên.

         Nội dung, phương thức hoạt động Hội được đổi mới, chất lượng phong trào ngày càng được nâng cao và có sức lan tỏa mạnh:

        Với trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu, các cấp Hội đã có các biện pháp tổ chức thực hiện, động viên nông dân tích cực tham gia thực hiện đạt kết quả tốt. Cụ thể như phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho 4550 hội viên nông dân; tổ chức dạy nghề cho 557 hội viên và con em hội viên, nông dân có cấp chứng chỉ nghề hệ quốc gia; tập huấn nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân; xây dựng 76 mô hình kinh tế, trình diễn kỹ thuật cho nông dân học tập và làm theo. Mỗi năm các cơ sở được chọn làm điểm đã tổ chức ít nhất là 2 đợt tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và xây dựng được từ 1- 2 mô hình kinh tế do Hội chỉ đạo. Song song với việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cấp Hội đã tín chấp cho nông dân vay vốn Ngân hàng CSXH 59,26 tỷ đồng, có 12.456 lượt hội viên vay, hiệu quả từ nguồn vốn của NHCSXH có 96 hộ thoát nghèo, trong đó có 36 hộ thoát nghèo bền vững; cùng với nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân do hội viên đóng góp (5.000đ/ hội viên/năm) năm 2010 có 93,35 triệu đồng, đến cuối năm 2014 tăng lên 136,26 triệu đồng; nâng Quỹ Hỗ trợ nông dân lên 229,61 triệu đồng; nhận uỷ thác Quỹ của TW Hội, Hội Nông dân tỉnh 870 triệu đồng, giải ngân cho 123 hộ vay giúp cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ vậy đã góp phần tích cực vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho nông dân.

       Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân thị xã đã chỉ đạo các cấp Hội cơ sở phối hợp tổ chức tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua ở địa phương như: Vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hưởng ứng Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng làng xã văn hóa, gia đình nông dân văn hóa, Chương trình Dân số-KHHGĐ, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, chung tay góp sức vì người nghèo, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt…Phối hợp với  Công an, quân đội tuyên truyền vận động nông dân tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, góp phần xây dựng nông thôn ngày càng văn minh tiến bộ, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

         Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 19/07/2010 của BCH Trung ương Hội NDVN khoá V.Ban Thường vụ Hội Nông dân thị xã đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp Hội từ thị xã xuống cơ sở và hội viên nông dân về vị trí, vai trò của của tổ chức Hội.Chủ trương xây dựng cơ sở Hội phát triển toàn diện là phù hợp với tình hình nhiêm vụ công tác Hội trong giai đoạn mới, để phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Các cấp Hội đã hướng mạnh về cơ sở, gần dân, sát dân, bám sát địa bàn tập trung xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội, phát triển hội viên mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt và hiệu quả hoạt động của Hội trong các phong trào của nông dân.Các cơ sở Hội đã có bước chuyển biến trong việc đổi mới về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động theo hướng coi trọng việc chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên nông dân, gắn lợi ích của nông dân với các phong trào hành động cách mạng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân vào tổ chức Hội.

         Nhìn chung, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng cơ sở Hội phát triển toàn diện còn bộc lộ những vấn đề tồn tại, hạn chế đó là:

        Việc đổi mới hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động chưa rõ nét, còn mang tính chung chung.

        Công tác quy hoạch, bố trí cán bộ ở cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ CNH,HĐH nông nghiêp, nông thôn.

        Chất lượng hội viên còn thấp, chưa tạo được mối gắn kết bền chặt giữa hội viên và tổ chức Hội

        Cơ sở không đủ lực (như về kinh phí, nhân lực, kiến thức…) để thực hiện tốt các yêu cấu nhiệm vụ đặt ra mà Hội cấp trên lại thiếu điều kiện hỗ trợ, cho nên hoạt động còn rất lúng túng.

        Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế với những đòi hỏi ngày càng cao của công tác Hội và phong trào nông dân; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong thời gian tới cần tiếp tục xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh toàn diện.

Bài: Trần Công Năm
Các tin khác
Xem tin theo ngày